Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 11.1.2021 còn phản ảnh một vấn đề gây bức xúc lâu nay của trường đại học và dân cư xung quanh: Dự án xây nghĩa trang và lò hỏa táng cạnh trường học.
Chắc chắn sẽ có chênh lệch trong việc tiếp nhận kiến thức
Theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh lớp 1 sẽ học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, ngay cả ở TP.HCM không phải quận nào cũng thực hiện được điều này, có nơi học 10 buổi, nơi chỉ 6 buổi/tuần.
Hiện nay nhiều quận, đặc biệt là những quận ở trung tâm TP.HCM như quận 1, 3, 2, 7, 9… hầu hết học sinh ở bậc tiểu học đều được học 2 buổi/ngày. Trong khi đó, ở những quận chịu áp lực về dân số như Bình Tân, Tân Phú, Gò Vấp, Q. 12… nhiều trường không thể đáp ứng được theo tiêu chí 2 buổi/ngày của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ở các quận đông học sinh, vào thứ bảy cuối tuần, các em vẫn phải đến trường. Hiệu trưởng một trong hai trường tiểu học đông học sinh nhất TP.HCM, thẳng thắn nhận xét: “Chắc chắn sẽ có việc chênh lệch trong việc tiếp nhận kiến thức”.
Cụ thể sự chênh lệch này ra sao? Học sinh thiệt thòi thế nào? Sở GD-ĐT sẽ có hướng giải quyết nào?... Những thắc mắc này sẽ được phản ảnh trong tin tưc giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (11.1).
Chọn nghĩa trang hay chọn trường đại học?
|
Mặc dù Trường ĐH Tây Bắc và hàng trăm hộ dân phản đối từ nhiều năm nay nhưng UBND tỉnh Sơn La vẫn quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh chi tiết xây dựng nghĩa trang chỉ cách ký túc xá Trường ĐH Tây Bắc 700 m.
Quy mô của nghĩa trang là 40 ha, trong đó phần “lõi” hơn 19 ha. Việc xây dựng nhà hỏa táng và một phần đất mai táng sẽ được thực hiện ngay trong giai đoạn 1, tức là trong 2 năm 2020 - 2021. Tổng kinh phí đầu tư là 330 tỉ đồng. Dù trong các quyết định liên quan, việc mô tả phần giáp ranh chỉ ghi giáp núi đá, giáp bãi rác, giáp đất sản xuất… nhưng trong thực tế, khu nghĩa trang tương lai nằm lọt giữa các khu dân cư và nhiều đơn vị trường học, trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là Trường ĐH Tây Bắc, đặc biệt là khu ký túc xá của trường, nơi có 600 sinh viên Lào và hơn 1.000 sinh viên là con em người dân các dân tộc của Sơn La đang ở.
Đại diện Trường ĐH Tây Bắc cho rằng nếu tỉnh Sơn La quyết tâm xây nghĩa trang ở P.Chiềng Cơi thì trường chỉ còn cách duy nhất là đề nghị chuyển đi nơi khác.
Vì sao UBND TP.Sơn La quyết tâm quy hoạch xây dựng Nghĩa trang nhân dân TP.Sơn La cạnh Trường ĐH Tây Bắc dù trường và người dân đồng loạt phản đối? Quan điểm của nhà trường và Bộ GD-ĐT về vấn đề này ra sao? Bạn đọc sẽ có nhiều thông tin trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Bình luận (0)