Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 15.8.2020

14/08/2020 22:19 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 15.8.2020 tiếp tục phản ảnh một trong những thực trạng nghiên cứu khoa học hiện nay: Đăng bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế ‘dỏm’.

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 15.8.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt còn có thông tin vì sao nhiều người biết nhưng vẫn đăng bài trên các tạp chí khoa học ‘dỏm’ ? Thực trạng nghiên cứu khoa học giả tạo trong giới nghiên cứu khoa học Việt Nam hiện nay .

Trả tiền để đăng bài trên tạp chí khoa học "dỏm"

Thời gian qua, giới quan tâm khoa học Việt Nam xôn xao về MDPI- một nhà xuất bản khoa học với nhiều tạp chí  nguồn mở (open-access) thu tiền trả phí khi đăng bài, có dấu hiệu gian lận khoa học. Đây là tạp chí mà nhiều “nhà nghiên cứu” trên thế giới, trong đó có một số giáo sư, tiến sĩ ở Việt Nam, tận dụng để công bố khoa học ồ ạt.
Rất nhiều nhà nghiên cứu lo ngại về chất lượng của các công trình nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí được xem là “dỏm”, các tạp chí mở kém chất lượng… PGS-TS Nguyễn Văn Thuận, Trường khoa Công nghệ sinh học Trường ĐH Quốc tế TP.HCM, cho biết: “Có thể nói việc nhận biết những tạp chí này là rất dễ. Họ thường gửi thư mời qua mail và yêu cầu phải trả phí mới được đăng bài. Đây rõ ràng là một dạng kinh doanh. Họ nhận bài mà không hề có phản biện, chỉ sửa chính tả. Bài trên các tạp chí đó cũng không có ai đọc. Hiện nay trên thế giới có hàng trăm ngàn tạp chí kiểu như vậy”.
Các dấu hiệu để phân biệt tạp chí có chất lượng và tạp chí "dỏm"? Thực trạng đăng bài nghiên cứu trên tạp chí "dỏm" ở Việt Nam hiện nay ra sao?... Bạn đọc sẽ nhận ra các vấn đề này trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (15.8).

Tạp chí khoa học thật (bên phải) và "dỏm" (bên trái)

Chụp màn hình

Vì sao ngày càng nhiều người làm khoa học ngụy tạo?

Các nhà khoa học phân tích có 2 nguyên nhân khiến nhiều nhà nghiên cứu gửi bài cho các tạp chí kém chất lượng.
Trong đó có nhu cầu làm đẹp hồ sơ để xin tiền tài trợ nghiên cứu, thăng chức, đủ điều kiện xét công nhận giáo sư, phó giáo sư... Vì thế, dù biết tạp chí có chất lượng kém, các tác giả này vẫn gửi bài.
Một nguyên nhân khác lại khiến nhiều người ngạc nhiên. Đó là do… khen thưởng quá cao cho người có các công bố khoa học quốc tế.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các nước như Hàn Quốc và Trung Quốc đều có thưởng cho tác giả các bài báo quốc tế ở giai đoạn đầu khi bắt đầu phát triển của khoa học. Chính sách này cũng đã kích thích khoa học của họ phát triển rất mạnh. Tuy nhiên việc thưởng tiền "quá lớn", tính theo số bài, hoặc theo thứ hạng Q1, Q2... mà một số trường đại học ở Việt Nam đang làm cũng vô tình tạo một xu thế "sản xuất bài kiếm tiền" mà không chú trọng nhiều về chất lượng nghiên cứu.
Nhiều câu chuyện khó chấp nhận khác về thực trạng đăng công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế của giới khoa học Việt Nam hiện nay tiếp tục được phản ảnh trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.