Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 21.5.2021

20/05/2021 22:06 GMT+7

Quan điểm của các nhà giáo dục trước đề xuất của TP.HCM cho học sinh trường chuyên được thi tín chỉ một số môn học ở đại học là nội dung đáng quan tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày mai 21.5.2021.

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (21.5) có bài phân tích vì sao cần đối sánh kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ; Cách tuyển dụng giáo viên tránh tình trạng chạy chọt.

Trường ĐH có sẵn sàng cho học sinh phổ thông thi tín chỉ?

Ngày 19.5, trong báo cáo về tình hình triển khai các nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục, Sở GD- ĐT TP.HCM đề xuất một số nội dung với Bộ GD- ĐT.
Trong đó Sở GD-ĐT đề xuất cho phép học sinh các trường chuyên, lớp chuyên được thi một số tín chỉ ở một số môn tương ứng, phù hợp đang được giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng để có thể được chứng nhận hoàn thành tín chỉ môn cơ bản.
Đề xuất này được giáo viên nhiều trường phổ thông ủng hộ vì cho rằng phù hợp với tình hình hiện nay, nhất là khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu giáo dục theo định hướng nghề nghiệp, phát triển năng lực cá nhân. Thậm chí nhiều giáo viên còn đề xuất không chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp trường, lớp chuyên mà nên mở rộng đối với học sinh có năng lực phù hợp.
Còn với các trường đại học, nơi đón nhận các học sinh này, quan điểm thế nào trước đề xuất của Sở GD-ĐT TP.HCM? Câu trả lời sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (21.5).

Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất cho phép học sinh các trường chuyên, lớp chuyên được thi một số tín chỉ ở một số môn tương ứng, phù hợp đang được giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng

Đào Ngọc Thạch

Vì sao cần có đối sánh trong giáo dục?

Sau kỳ thi tốt nghiệp năm 2020, Bộ GD-ĐT thực hiện đối sánh giữa điểm học bạ và điểm thi của học sinh 60 tỉnh, thành phố thi THPT đợt 1. Việc làm này đã được xã hội đồng tình cao.
Mới đây, khi Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành giáo dục phải “học thật, thi thật, nhân tài thật” thì việc đối sánh này cần phải tiếp tục thực hiện và ngày càng hoàn thiện hơn.
Theo các chuyên gia giáo dục, việc đối sánh, công khai điểm thi, thứ hạng có thể gây áp lực cho địa phương. Tuy nhiên, đây là những chỉ báo rất tốt để các đơn vị biết được vị trí của mình đang ở đâu trong tương quan so sánh, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Bài phân tích của chuyên gia trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai góp tiếng nói để khẳng định đây là một cách giúp yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật” mà Thủ tướng yêu cầu với ngành giáo dục trở thành hiện thực

Cách tuyển dụng giáo viên chống nạn chạy chọt

Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam, trao quyết định tuyển dụng và quyết định phân công công tác ngay sau khi giáo viên tự chọn trường

Nam Thịnh

Dựa trên điểm trúng tuyển của mình, các thầy cô giáo trẻ sẽ tự quyết định chọn trường, chọn nơi làm việc cho chính mình. Câu chuyện phân công công tác đặc biệt này đang diễn ra tại Quảng Nam.
Mới đây, 148 thầy cô giáo trẻ vừa chính thức trở thành viên chức ngành giáo dục THPT của tỉnh Quảng Nam đã hội tụ về hội trường Sở GD-ĐT để dự một nghi thức đặc biệt, đó là tự chọn trường, chọn nơi làm việc cho chính mình dựa trên điểm trúng tuyển của mình. Buổi phân công công tác diễn ra trong niềm vui và sự hài lòng của tất cả giáo viên trẻ.
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ miêu tả sống động cách tuyển dụng mà theo lãnh đạo ngành giáo dục của địa phương này là công khai, công bằng, khách quan, nhằm hạn chế nạn tiêu cực, chạy chọt xin chỗ làm trong ngành giáo dục.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.