Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 22.2.2021 còn thông tin về nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thông tin cũng như sự cạnh tranh gay gắt để có được nhân lực trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Hà Nội điều chỉnh ra sao việc đăng ký tuyển sinh lớp 10 năm nay?
Giải pháp khi học trực tuyến không có máy tính, internet
Cho dù ở nông thôn hay thành thị, vẫn có những học sinh- sinh viên không máy tính, không tiếp cận internet. Vậy trong hoàn cảnh này, người học tham gia học trực tuyến ra sao khi đây gần như là yêu cầu bắt buộc do ảnh hưởng của dịch Covid-19?
Mỗi ngày, cứ đến buổi học theo thời khóa biểu là Hoài Nam, sinh viên năm thứ 2 của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, chuẩn bị cặp sách để đi học. Nhưng quãng đường 10 km của Nam không phải từ nhà trọ đến giảng đường mà từ căn nhà khuất sau núi của mình ở tỉnh Đắk Lắk đến một quán cà phê trong thị trấn.
Sở dĩ Nam phải di chuyển như vậy vì khi dịch Covid-19 bùng phát lại trong thời gian vừa qua, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã quyết định chuyển từ học tập trung sang học trực tuyến trong vòng 2 tuần. Nhưng nhà Nam lại ở khu vực hẻo lánh, chưa có đường truyền internet. Mạng 3G cũng rất chập chờn. Không còn cách nào khác, mỗi lần đến giờ học, Nam phải đi ra quán cà phê để dùng mạng wifi của quán.
|
Theo thống kê của UNESCO vào tháng 4.2020, trên 43% thanh thiếu niên không được tiếp cận internet tại nhà. Điều này đồng nghĩa với việc khoảng 826 triệu học sinh- sinh viên không có máy tính và khoảng 706 triệu người không được tiếp cận internet vào thời điểm học trực tuyến là lựa chọn duy nhất khi nhiều trường học trên thế giới đóng cửa vì dịch Covid-19.
Trước tình huống này các nhà trường và Bộ GD-ĐT có giải pháp gì cho những sinh viên không điều kiện học trực tuyến. Bài ghi nhận và phảnảnh trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (22.2) sẽ có câu trả lời cho bạn đọc.
Cạnh tranh quyết liệt tìm kiếm nhân lực ngành công nghệ thông tin
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, năm 2021 được các chuyên gia dự báo nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin (CNTT) sẽ tăng cao, trong khi việc tuyển dụng sẽ rất khó khăn.
Trong tháng 1 và tháng 2, Công ty Cổ phần tập đoàn Công nghệ Thăng Long (trụ sở tại Q.Hà Đông, Hà Nội) có nhu cầu tuyển 100 kỹ sư CNTT, nhưng việc tuyển dụng đang gặp trở ngại .
|
Ông Lê Duy Thứ, Trưởng ban CNTT của công ty này, cho biết nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT tăng cao khi Chính phủ thúc đẩy chuyển đổi số, công nghệ 4.0, các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực CNTT ra đời ngày càng nhiều, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về nhân lực không đáp ứng đủ. “Chúng tôi không tìm được người do nhiều công ty có tiềm lực về tài chính đưa ra mức lương cao để thu hút nhân lực. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến đến việc tuyển dụng của các công ty vừa và nhỏ”, ông Thứ bày tỏ.
Đây chỉ là một trong những ví dụ cho thấy nhu cầu tăng mạnh nhân lực ngành CNTT. Theo khảo sát của Công ty Navigos Search công bố cuối tháng 1, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT đã hồi phục nhanh sau Covid-19 lần 2.
Chi tiết về nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề cụ thể sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai. Cũng trong chuyên mục này có bài ghi nhận phản hồi của Sở GD-ĐT Hà Nội về quy định đăng ký nguyện vọng 1, 2 thuộc khu vực tuyển sinh mà thí sinh có hộ khẩu thường trú.
Bình luận (0)