Trên báo in Thanh Niên ngày mai 23.7.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn có bài phản ảnh mất tiền vì học chương trình đào tạo "chui". Học sinh phổ thông ở nước ngoài có thể tiếp tục học ở Việt Nam tránh dịch Covid-19 ?
Năm học mới, học sinh chỉ còn 35 tuần thực học
Theo PGS Nguyễn Xuân Thành Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên đã hoàn thành để trình lãnh đạo Bộ xem xét, ban hành. Theo đó, tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 là ngày 5.9.2020; không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng, thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1.9.2020. Và học sinh THCS, THPT giảm 2 tuần thực học.
Giải pháp bắt buộc trước hết là phải tinh giản nội dung, tạo cơ hội cho đổi mới phương pháp dạy học, tăng thực hành, trải nghiệm cho học sinh. Việc tinh giản áp dụng theo nhiều cách, trong đó sẽ sắp xếp, thiết kế lại, tăng tích hợp, bỏ những nội dung trùng lặp, không phù hợp, cũng giúp tiết kiệm được thời gian dạy học.
Bài trao đổi giữa phóng viên Thanh Niên và ông Nguyễn Xuân Thành trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai (23.7) cung cấp chi tiết về việc tinh giản chương trình ra sao? Khung thời gian năm học mới thay đổi thế nào? Chương trình học giữa trường công và tư có còn khác nhau?...
Mất tiền vì học chương trình “chui”
Lợi dụng lớp học văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Kinh Bắc mở tại TP.HCM đóng cửa do đào tạo chui, người tự xưng đại diện của trường tư vấn cho học viên chuyển sang học trường khác, thu tiền và biến mất.
|
Một số sinh viên theo chương trình đào tạo “chui” văn bằng 2 ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Kinh Bắc (Bắc Ninh) tổ chức tại TP.HCM không những không có được bằng cấp mà còn mất thêm một số tiền khá lớn khi bị lừa chuyển sang trường khác
Năm 2019, sau khi Trường ĐH Kinh Bắc bị phát hiện việc đào tạo văn bằng 2 không phép, có người liên lạc với các sinh viên theo học chương trình này chuyển hồ sơ sang Trường ĐH Mở TP.HCM để tiếp tục học liên thông với học phí 50 triệu đồng. Tuy nhiên, phía Trường ĐH Mở TP.HCM xác nhận những giấy tờ học viên nhận được của trường này là giả mạo.
Bài phản ảnh trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ giúp cho bạn đọc có thông tin để không bị lừa đảo.
Ngoài sinh viên, các học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài vẫn có thể trở về nước học tập do ảnh hưởng dịch Covid-19. Những thông tin cần thiết này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Bình luận (0)