Trên báo in Thanh Niên ngày mai 4.9.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn phản ảnh những bất cập trong việc bồi dưỡng nâng cấp giáo viên đạt chuẩn. Ghi nhận ngày đầu tiên thí sinh vùng “tâm dịch” thi đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Học sinh sẽ học trực tiếp hay trực tuyến?
Năm học mới 2020-2021 diễn ra trong bối cảnh còn dịch Covid-19 nên mối quan tâm của nhiều phụ huynh là học sinh sẽ học trực tuyến hay trực tuyến.
Chỉ thị năm học 2020-2021 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu rõ những địa phương phải cách ly xã hội để phòng, chống dịch sẽ dạy và học trực tuyến, trên truyền hình với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”.
Trước đó, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới ở cấp tiểu học, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu vấn đề: “Chúng ta xác định phải sống chung với dịch bệnh. Do vậy, nếu vào năm học mà ở một số trường nguy cơ cao thì có dạy trực tuyến với lớp 1 được không, làm thế nào để đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo hình thức dạy học này?”.
Tùy tình hình dịch Covid-19 diễn ra ở các địa phương mà mỗi nơi sẽ tổ chức các hình thức học tập phù hợp. Trong khi đó Bộ GD-ĐT cũng đang xin ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến với cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Sẽ có những hình thức dạy học trực tuyến thế nào? Những địa phương nào tổ chức dạy trực tuyến, địa phương nào học trực tiếp?... Những thông tin này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (4.9).
|
Nâng chuẩn giáo viên hay nâng cấp để lấy bằng ?
Các chuyên gia cho rằng chương trình liên thông từ sư phạm mầm non nên giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học bậc cao đẳng lên đại học cần phải có khảo sát, đánh giá để xây dựng lại, tránh tình trạng “nâng cấp để lấy bằng”.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT, nhìn nhận: “Hiện nay, sự khác nhau giữa chương trình trung cấp sư phạm mầm non với cao đẳng giáo dục mầm non hoặc giáo dục tiểu học bậc cao đẳng với giáo dục tiểu học bậc đại học, chỉ khác nhau chủ yếu về các môn giáo dục đại cương, các môn lý luận, chứ không khác nhiều về chuyên môn nghiệp vụ. Vì thế, để đáp ứng "chuẩn mới", giáo viên chưa đủ chuẩn phải đi học nâng cao, nhưng không biết phải nâng cao cái gì để được tiếp tục làm việc?".
Ông Vinh cho rằng đối với việc nâng cấp giáo viên, cần xem giáo viên thiếu hụt kỹ năng gì để có khung bồi dưỡng. Tránh để mỗi trường, mỗi địa phương làm một kiểu, vừa lãng phí tiền vừa thiếu tính chuẩn hoá.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia khác lại cho rằng đối với giáo viên mầm non, còn cần nhiều yếu tố khác bên cạnh bằng cấp.
Những yêu cầu cần có của một giáo viên mầm non là gì? Ngày đầu tiên thí sinh vùng "tâm dịch" tham gia thi tốt nghiệp THPT đợt 2 ra sao? Phần tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ tiếp tục giải đáp những vấn đề này.
Bình luận (0)