Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 5.1.2021 còn phản ảnh việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chuẩn bị dạy trực tuyến ngay trong điều kiện bình thường
|
Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện, chuẩn bị ban hành thông tư Quy chế đào tạo trình độ ĐH, trong đó có nội dung dạy học trực tuyến. Trong năm 2021 này, Bộ cũng sẽ ban hành Dự thảo Thông tư quản lý dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông. Khi hình thức dạy học trực tuyến chính thức đưa vào quy chế, thông tư, các trường ĐH, phổ thông sẽ triển khai ra sao?
Khi quy chế này được ban hành chính thức, các trường có thể triển khai hoạt động dạy học trực tuyến ngay trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, tùy theo các trường hoạt động dạy học này sẽ được tiến hành ở mức độ khác nhau.
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (5.1) ghi nhận sự chuẩn bị của các trường ở từng mức độ khác nhau cho việc dạy học trực tuyến. Đồng thời cũng cho thấy quan điểm của sinh viên, giảng viên, giáo viên về hình thức học tập này ở các cấp học.
Giải pháp nào bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình mới?
|
Năm học tới sẽ bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp THCS, cấp học có nhiều thay đổi lớn, trong đó có 2 môn học mới là khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý.
Môn khoa học tự nhiên tích hợp 3 môn vật lý, hóa học và sinh học; môn lịch sử và địa lý tích hợp 2 môn lịch sử và địa lý. Điều này gây lo lắng cho giáo viên đang giảng dạy các môn lý, hóa, sinh, sử và địa. Vì vậy, cần có kế hoạch bồi dưỡng một cách hợp lý, hiệu quả cao nhưng không làm quá tải đối với giáo viên.
Để phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM triển khai một số đề tài liên quan đến đội ngũ giáo viên phổ thông. Qua các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ giáo viên THCS có trình độ ĐH trở lên khá cao (trên 75%). Giáo viên các môn khoa học tự nhiên có khả năng dạy 2 môn lý-hóa hoặc hóa-sinh dưới 30%, rất ít giáo viên có thể dạy đồng thời 3 môn hoặc 2 môn lý-sinh. Còn giáo viên lịch sử, địa lý có khả năng dạy cả 2 môn khoảng 16%.
Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng cũng không nên quá lo lắng trước thực tế này vì có nhiều giải pháp từ Bộ GD-ĐT, các địa phương và nhà trường.
Thông qua tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (5.1), bạn đọc sẽ biết được nhiều giải pháp đồng bộ ở tất cả các đơn vị nhằm giúp giáo viên đủ tự tin khi tham dạy học theo chương trình mới ở cấp THCS bắt đầu từ năm học tới.
Bình luận (0)