Việt Nam sẽ là điểm đến du học mới, tại sao không?

26/06/2017 10:01 GMT+7

Nadya Ramadhani Susilo, sinh viên năm 2, Đại học Gadjah Mada (Indonesia), vừa trình bày xong bài tham luận của mình về khoa học động vật tại Diễn đàn khoa học sinh viên quốc tế TP.HCM lần thứ 2, diễn ra từ ngày 21-25.6.

Nadya là một trong 36 đại biểu quốc tế từ 9 nước trong tổng số 108 đại biểu sinh viên tham gia diễn đàn. Để được tuyển chọn, các đại biểu phải gửi bài tham luận với chủ đề về Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xây dựng thành phố thông minh.

Thời gian gần đây, những hoạt động giao lưu, trao đổi quốc tế, đặc biệt về văn hóa và học thuật, càng được chú trọng, mặc dù số lượng chương trình còn khá ít nhưng vẫn thu hút nhiều sinh viên quốc tế đến Việt Nam.

[VIDEO] Việt Nam có thể sẽ trở thành điểm đến du học mới của sinh viên các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ

Tăng cường các chương trình giao lưu quốc tế

Cô bạn Nadya chia sẻ, sau khi đọc thông báo từ trường đại học, cô đã quyết định nộp đơn cho diễn đàn vì từng thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học, từng tham gia một số chương trình giao lưu trong khu vực, cũng như mong muốn đến Việt Nam kết nối bạn bè, chia sẻ ý tưởng.

"Sau khi đọc sơ qua các bài tham luận, các bạn chọn nói về công nghệ, hay internet vạn vật kết nối, tôi mong muốn chia sẻ chủ đề về ngành học của mình là khoa học động vật và ứng dụng của nó, cũng nhờ vào công nghệ", cô nói. Nadya chia sẻ thêm, sau buổi tham luận, cô đã học hỏi được khá nhiều về một trong năm chủ đề diễn đàn năm nay, về nền công nghiệp 4.0.

Các đại biểu tại Diễn đàn khoa học sinh viên quốc tế TP.HCM lần thứ 2 Ban Tổ chức cung cấp

Tương tự như Nadya, ba học viên cao học Kang Lifu, Neng YanLan và Chen Jin (Đại học Yunnan, Trung Quốc) cũng đến với diễn đàn để học hỏi và chia sẻ kiến thức của mình sau lời giới thiệu của các giáo sư. Bạn Neng Yanlan, học ngành Quản lý đô thị chia sẻ, cô đến diễn đàn để nghe các bài tham luận về Dịch vụ thông minh trong Đô thị thông minh nhằm trao đổi kiến thức và kinh nghiệm.

Mặc dù gặp tai nạn trước khi diễn ra diễn đàn và phải ngồi xe lăn, nhưng Neng Yanlan vẫn tham gia thuyết trình bài tham luận của mình với tên gọi: Nghiên cứu về cộng đồng thông thái bên trong vỏ bọc những đô thị thông minh. Bài nghiên cứu hướng đến cuộc sống của người dân và sự tiện ích cũng như hiệu quả của việc quản lí cộng đồng, khác với những nghiên cứu cùng chủ đề tập trung vào thiết bị công nghệ mới.

tin liên quan

Dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng
Kết thúc kỳ thi, nhiều giáo viên dự đoán điểm chuẩn xét tuyển vào ĐH sẽ tăng so với năm trước do đề được đánh giá là khá dễ chịu.

Học thạc sĩ hai bằng tại Việt Nam

Đặc biệt trong diễn đàn còn có một học viên cao học người Cameroon, hiện đang theo học chương trình thạc sĩ Công nghệ thông tin, Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI), trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Gervais Sertilange Fotsing Sikadie là học viên xuất sắc của khóa 2015-2017, và là 1 trong 8 đại diện của Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia diễn đàn. Bài nghiên cứu của bạn tập trung vào việc làm thế nào áp dụng dịch vụ thông minh vào việc phát triển đô thị, như vấn đề y tế, giáo dục,...

Nhiều người từng bất ngờ khi biết Gervais không bay từ Cameroon đến Việt Nam tham dự diễn đàn, mà là một sinh viên tại Việt Nam.

Bạn chia sẻ, bạn chọn Viện Quốc tế Pháp ngữ tại Việt Nam vì truyền thống đào tạo chất lượng, cũng như có thể được nhận hai bằng thạc sĩ sau khi tốt nghiệp, được cấp bởi Đại học Quốc gia Hà Nội và một trường đại học ở Pháp là đối tác của Viện quốc tế Pháp ngữ. Hơn nữa, chi phí học tập cũng không quá cao, đi kèm với nhiều học bổng.

Gervais Sertilange Fotsing Sikadie chia sẻ tại buổi tham luận Diệp Uyên

"Trường cũng có nhiều đối tác lớn ở Pháp, hoặc các nước sử dụng tiếng Pháp, khiến tôi an tâm về đầu ra. Bằng chứng là tôi chuẩn bị thực tập ở Pháp", bạn chia sẻ.

Trao đổi với CTV Thanh Niên tại diễn đàn, ông Phan Xuân Thắng, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡng, Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI), cho biết: Chương trình Thạc sĩ Công nghệ thông tin được trao chứng nhận chất lượng “Chương trình đào tạo quốc tế” của Tổ chức Đại học Pháp (AUF) từ tháng 7.2014 và theo thống kê của AUF, đây là chương trình đào tạo thạc sĩ Công nghệ thông tin duy nhất bằng tiếng Pháp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Với những đảm bảo về chất lượng cũng như đối tác lớn, năm 2016-2017, ngoài học viên Việt Nam, chương trình còn tiếp đón các học viên từ 14 quốc gia khác nhau trong cộng đồng Pháp ngữ.

tin liên quan

Điểm sàn không thể quá lệch so với năm trước
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, điểm sàn năm nay không thể quá chênh lệch so với năm trước và dù làm bài thi tốt hay không so với dự kiến, thí sinh cũng nên bình tĩnh phân tích trước khi điều chỉnh nguyện vọng.  
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.