'Nghiện' tập thể hình…

25/04/2016 05:11 GMT+7

Với ước mong có cơ thể săn chắc, nhiều người trẻ đổ xô đi tập thể hình. Họ bỏ cả việc học tập, làm việc để lao vào tập luyện, thậm chí còn sử dụng đến những loại thuốc tăng cơ.

Với ước mong có cơ thể săn chắc, nhiều người trẻ đổ xô đi tập thể hình. Họ bỏ cả việc học tập, làm việc để lao vào tập luyện, thậm chí còn sử dụng đến những loại thuốc tăng cơ.

Tập thể hình đúng thời lượng mới có tác dụng	
- Ảnh: Thanh TamTập thể hình đúng thời lượng mới có tác dụng - Ảnh: Thanh Tam
Bỏ đi chơi với người yêu, không bỏ tập thể hình
Vì họ có tâm lý muốn xây dựng cơ bắp để làm cơ thể khỏe đẹp hơn nên họ lao vào tập luyện rất nhiều, với mong muốn nhanh có kết quả. Thế nhưng cách này không đúng, thậm chí phản tác dụng
Lực sĩ PHẠM VĂN MÁCH
23 giờ, tại một phòng tập thể hình ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM vẫn còn sáng đèn. Trong phòng, gần hai chục nam thanh niên hăng say chạy, tập tạ, hít xà đơn… “Sao lại tập khuya thế này, không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe ư?”, tôi hỏi. Hoàng Quý, sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, trả lời: “Quen rồi, ngày nào cũng thế”. Tôi hỏi tiếp: “Mỗi ngày anh tập bao lâu?”, Quý nói: “Rảnh là tập, không rảnh cũng tập, tập cho cơ thể đẹp. Như hôm nay thì tập từ sáng đến giờ”.
Thế Linh, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, cho biết có thể bỏ đi chơi với người yêu chứ nhất định không bỏ tập thể hình. Nhiều người trẻ cũng gặp phải tình trạng này, từ việc tập thể hình một cách say mê rồi dần trở thành nạn nhân của một kiểu hành vi nghiện mới mà không hề hay biết, đó là nghiện thể hình.
Không chỉ con trai “nghiện” thể hình mà nhiều cô gái cũng miệt mài tập luyện quên cả thời gian. Minh N. (27 tuổi, giáo viên tiểu học ở TP.HCM) kể: “Ban đầu cũng không nghĩ là mình nghiện. Nhưng khi đi tập rồi mới thấy thích đến... sợ. Sợ mỡ lên, sợ tay bị bủng, sợ chảy cơ, sợ khung không còn đẹp. Chính mấy cái sợ ấy thôi thúc mình tập. Đó là chưa kể cứ hay so với người ta nên tập lấy tập để. Ngày nào nghỉ tập là tâm trạng như điên lên, hoặc sẽ bứt rứt đến mất ngủ”.

Cô gái mê mô tô tốc độ

Drift lốp, dẫn đầu đoàn xe hay đơn độc chạy xe trên đường trường…, chưa dám nói là thủ lĩnh, nhưng gần như những gì Trương Ngọc Yến đang thể hiện đã dần hình thành nên cá tính, phong cách của người dẫn đầu nhóm 'liễu yếu' lái xe mô tô phân khối lớn.

Theo PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, những nghiên cứu về hành vi nghiện gần đây của ông cho thấy hành vi nghiện tập thể hình đã xuất hiện. “Đây là hành vi nghiện mới với những dấu hiệu thường thấy là: thường xuyên tham gia tập thể hình với mức độ dày đặc, trong cuộc sống chỉ quan tâm đến chuyện tập luyện, bỏ bê cả công việc, học tập. Tập luyện thể hình một cách bất chấp hậu quả về sức khỏe, tài chính, tâm lý… Những biểu hiện của một số đối tượng tham gia tập thể hình quá mức chỉ cần đạt trên 50% các biểu hiện trên là hành vi nghiện đã bắt đầu tồn tại”, ông Sơn nói.
Thực tế, nhiều người trẻ thừa nhận mình nghiện tập thể hình. “Cứ mỗi bữa mắc đi học, không đi tập được là bồn chồn, bứt rứt khó chịu lắm, nên phải nghỉ học để đi tập”, Thành Quang, sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng nói. Hay Việt Hà, sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, kể: “Có khi tập từ sáng đến tối, quên cả giờ giấc. Tập, mệt thì ngồi nghỉ, rồi tập tiếp, cứ thế quên hết mọi chuyện”.
Cần cân bằng
Lý giải nguyên nhân khiến một số người trẻ “nghiện” thể hình, ông Sơn cho rằng khi bắt đầu tập thể hình vài ngày đầu tiên, sự mệt mỏi và căng thẳng sẽ dễ diễn ra. Tuy nhiên, khi thích ứng, những người tập bắt đầu nghiện khi trải nghiệm cảm giác sung sướng. Khi bắt đầu nhìn thấy “cơ” mình nở hơn sau một vài tuần tập, cảm giác thích thú nảy sinh. Khi nhìn mình trong gương mỗi ngày, không ít người dần dần tự tôn chính mình và không ngừng cải thiện với thành tích đang có.
Lực sĩ Phạm Văn Mách, người từng nhiều lần vô địch thể hình châu Á, thế giới, cũng thừa nhận đã chứng kiến nhiều bạn trẻ “nghiện” thể hình. “Vì họ có tâm lý muốn xây dựng cơ bắp để cơ thể khỏe đẹp hơn nên họ lao vào tập luyện rất nhiều, với mong muốn nhanh có kết quả. Thế nhưng cách này không đúng, thậm chí phản tác dụng, vì tập luyện với cường độ cao khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt”, lực sĩ Mách nói.
Theo ông Sơn, tập thể hình là một trong những hoạt động lý thú của cuộc sống, giúp con người sống khỏe và sống hạnh phúc. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần sống cân bằng và đừng để mình lệ thuộc vào việc tập thể hình. Việc tiết chế bản thân cần được thực hiện ngay từ khâu xác lập mục tiêu tập luyện, nội dung tập luyện cũng như thời gian tập luyện. Ngoài ra cần chú ý đến việc cân bằng các định hướng của cuộc sống. Việc lựa chọn thời gian tập hợp lý và đều đặn nhưng đừng quá đáng đến mức có những sự việc xảy ra bất ngờ mà bản thân vẫn không thể điều tiết thời gian của mình. Bên cạnh đó nên ý thức được cuộc sống còn nhiều nhiệm vụ khác nhau, cuộc đời cần nhiều yếu tố được quan tâm một cách phù hợp như: gia đình, con cái, công việc, mối quan hệ xã hội... chứ không chỉ có việc tập thể hình để tăng “độ đô” hay sự hoành tráng của cơ thể.

Con gái Sài Gòn rủ nhau học võ Aikido

Các động tác của Aikido đỏi hỏi sự dẻo dai, khéo léo, thiên về tự vệ, rất hợp với nữ giới, nên gần đây nhiều cô gái Sài Gòn đã tìm đến môn Hiệp khí đạo này để học cách tự bảo vệ và tăng cường sức khỏe.

Việt An, sinh viên Trường ĐH Thủy lợi cơ sở 2, rầu rĩ: “Biết bản thân đang nghiện tập thể hình nhưng không biết làm sao để dừng lại”. Đây cũng là tâm trạng của nhiều người trẻ khác, họ mong biết cách kiểm soát bản thân.
Chia sẻ về điều này, ông Sơn cho rằng nếu những hành vi nghiện đã bắt đầu tồn tại và cảm nhận những dấu hiệu của hành vi nghiện tập đã xác lập, cần nhanh chóng tạm dừng hoạt động và chia sẻ ngay với nhà tham vấn hoặc chuyên gia trị liệu để được hỗ trợ kịp thời.
Lực sĩ Phạm Văn Mách thì khuyên: “Cần tập luyện vừa phải. Tùy theo nhu cầu mà tập luyện, mỗi ngày tập từ 45 phút đến 1 tiếng rưỡi là tối đa. Quan trọng là phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng nữa”. (Còn tiếp)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.