Một trong những nội dung được quan tâm nhất là việc cần có một vị trí độc lập cho cơ quan quản lý cạnh tranh, thay vì vẫn thuộc Bộ Công thương như dự thảo luật sửa đổi và thực tế lâu nay.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, cơ quan quản lý cạnh tranh phải độc lập với Bộ Công thương - cơ quan chủ quản của nhiều doanh nghiệp (DN) lớn hiện nay. Bà Nga kể, vài năm trước, bà từng phát biểu trước Quốc hội rằng Cục Quản lý cạnh tranh phải vào cuộc khi thấy dấu hiệu thông đồng để tăng giá xăng dầu giữa hai “ông lớn” là Tập đoàn xăng dầu VN (Petrolimex) và Tổng công ty dầu VN (PVOil).
"Lúc đó 2 DN này chiếm phần lớn thị phần, việc tăng giá bất thường, hoàn toàn có đủ dấu hiệu để điều tra, nhưng hạn chế là cơ quan chủ quản của 2 DN và Cục Quản lý cạnh tranh đều thuộc Bộ Công thương nên chưa có điều tra", bà Nga nói, đồng thời đặt câu hỏi: "Với cơ chế vừa qua thì có bao nhiêu vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được xử lý?".
"Ông quản lý DN, lại đi điều tra, tố tụng, xử lý thì có phù hợp?", Phó chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề.
Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thừa nhận: "Điều này là thực tế nhìn thấy nhưng chưa giải quyết được, nên chúng ta đang xây dựng đề án tách cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý vốn của nhà nước tại DN, cũng như tách bạch quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản trị điều hành DN".
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, việc sửa luật nhằm hoàn thiện thể chế cạnh tranh để tăng cường tính minh bạch, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền DN. Tuy nhiên, bà Ngân lưu ý cần nghiên cứu kỹ hơn về mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh theo hướng tránh trực thuộc Chính phủ.
tin liên quan
Xăng lại tăng giá gần 450 đồng/lít lần thứ 2 trong tháng 8Liên Bộ Tài chính - Công thương vừa có quyết định cho phép doanh nghiệp được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15 giờ chiều nay (19.8)
Bình luận (0)