Những cách hiểu sai tai hại về cholesterol trong máu

12/12/2015 07:13 GMT+7

Có phải ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol thì cholesterol trong máu sẽ tăng hay uống cà phê nhiều sẽ làm tăng cholesterol trong cơ thể…? Tất cả những hiểu biết chưa chính xác về cholesterol khiến nhiều người mắc bệnh mà cứ tưởng rằng mình khỏe.

Có phải ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol thì cholesterol trong máu sẽ tăng hay uống cà phê nhiều sẽ làm tăng cholesterol trong cơ thể…? Tất cả những hiểu biết chưa chính xác về cholesterol khiến nhiều người mắc bệnh mà cứ tưởng rằng mình khỏe.

Không chỉ có người lớn mới cần kiểm tra cholesterol, trẻ em cũng nên được kiểm tra sớm -  Ảnh minh họa: ShutterstockKhông chỉ có người lớn mới cần kiểm tra cholesterol, trẻ em cũng nên được kiểm tra sớm - Ảnh minh họa: Shutterstock
Dưới đây là những hiểu biết sai về cholesterol và dinh dưỡng cơ thể phổ biến, theo livestrong.
Ăn thực phẩm nhiều cholesterol làm tăng cholesterol?
Trong công trình nghiên cứu “Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ” (DGAC), tác giả đề cập đến mốc giới hạn mà con người nên trung thành mỗi ngày: 300 miligam cholesterol. Lí giải điều này, các tác giả cho rằng ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều cholesterol thì cholesterol trong máu sẽ cao, một yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh tim.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây nhất chứng minh rằng ăn nhiều cholesterol không làm tăng cholesterol máu.
Theo đó, nhiều loại thực phẩm chứa cholesterol - chẳng hạn như thịt đỏ, vốn chứa chất béo bão hòa - mới làm tăng cholesterol nhiều hơn những loại thực phẩm chứa cholesterol khác.
Bênh cạnh đó, chế độ ăn ít cholesterol, chẳng hạn như thực phẩm từ thực vật, thì rất tốt cho sức khỏe.
Uống cà phê làm tăng cholesterol?
Cũng theo công trình nghiên cứu vừa dẫn ở trên, xuất bản năm 2015, một số nghiên cứu ngắn hạn cho thấy cà phê chưa lọc làm tăng cholesterol LDL - loại cholesterol xấu, còn cà phê được lọc - loại thông dụng ngày nay, thì không ảnh hưởng đến cholesterol trong máu.
Theo đó, người lớn khỏe mạnh có thể uống từ 3 - 5 tách cà phê/ngày mà không phải lo lắng về việc tăng nguy cơ bệnh tim, ung thư hoặc chết sớm. Thậm chí, còn có bằng chứng cho thấy uống cà phê vừa phải thực sự làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, gan và ung thư nội mạc tử cung.
Các loại thực phẩm béo chứa nhiều cholesterol?
Không phải tất cả các loại thực phẩm béo đều giàu cholesterol. Trong thực tế, cholesterol chỉ được tìm thấy trong thực phẩm từ động vật. Điều đó có nghĩa là chất béo từ thực vật như bơ, các loại hạt và dầu ô liu là thực phẩm tự nhiên không chứa cholesterol.
Đặc biệt, các loại hạt và dầu ô liu được gọi là thành phần quan trọng của chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải, rất có lợi cho tim.
Một chế độ ăn uống kém dinh dưỡng là lý do cholesterol cao?
Hầu hết mọi người có lượng cholesterol cao có chế độ ăn không cân bằng. Tuy nhiên, có 1/500 người bị mất loại gien không thể lấy cholesterol “xấu” ra khỏi máu, khiến nó tích tụ thành mảng bám, gây hại cho tim, tăng nguy cơ đột quỵ trước 65 tuổi.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia khoa học tại Trường Y thuộc Đại học Harvard (Mỹ), có khoảng 90% những người mắc chứng di truyền trên không biết rằng họ mất loại gien đó. Vì vậy, cách để tự giảm nguy cơ cholesterol cao là ăn uống dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên, đặc biệt ăn ít thịt đỏ và sữa nguyên kem, ăn nhiều cá, ngũ cốc, rau, các loại hạt và dầu thực vật.
Chỉ có người lớn mới cần kiểm tra cholesterol?
Theo tiêu chuẩn quốc gia sức khỏe của Mỹ, trẻ em khỏe mạnh nên được kiểm tra nồng độ cholesterol 1 lần/năm khi chúng trong độ tuổi từ 9 - 11 tuổi, và khám lại một lần nữa khi chúng từ 17 - 21 tuổi.
Ngoài ra, nếu trẻ sống trong gia đình không có người có tiền sử bị cholesterol cao thì cần kiểm tra cholesterol một lần trong mỗi 4 - 6 năm. Nếu trẻ có gia đình có tiền sử đau tim hay đột quỵ thì nên theo dõi thường xuyên hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.