Nhập nhằng lợi ích đằng sau?

16/08/2017 05:57 GMT+7

Theo TS Cao Sĩ Kiêm, chuyên gia kinh tế, lỗ hổng của các DA BOT cho thấy trình độ quản lý, giám sát và chế tài của các bộ ngành liên quan rất hạn chế...

Dù theo quy định, đường làm ở đâu trạm đặt ở đó, nhưng rất nhiều DA được chấp thuận cho phép đặt trạm sai vị trí, đường một nơi trạm một nẻo, như DA Hòa Lạc - Hòa Bình đặt trạm hoàn vốn trên QL6, DA đường tránh TP.Vinh (Nghệ An) đặt trạm hoàn vốn trên cầu Bến Thủy...

tin liên quan

‘Tráng’ lại đường để thu phí
Chiều 15.8, Bộ GTVT có cuộc gặp nhà đầu tư dự án BOT Cai Lậy để bàn cách tháo gỡ vấn đề nóng liên quan dự án này. Địa phương đề xuất giảm từ 35.000 đồng xuống 25.000 đồng.
Theo TS Cao Sĩ Kiêm, chuyên gia kinh tế, lỗ hổng của các DA BOT cho thấy trình độ quản lý, giám sát và chế tài của các bộ ngành liên quan rất hạn chế, dẫn tới sai sót, sơ hở từ khâu ký hợp đồng đến giám sát thi công và nghiệm thu. “Một loạt công đoạn có tính hệ thống bị buông lỏng, chỉ đến khi kiểm toán, thanh tra mới phát hiện sai sót thì rõ ràng, trình độ giám sát của các bộ liên quan có yếu kém. Chưa kể có thể nhập nhằng lợi ích đằng sau, vì nhiều sai sót sờ sờ không thể nói là không biết, nhưng vì quyền lợi nào đó mà cho qua với nhà đầu tư”, ông Kiêm nói.

tin liên quan

Viện phí 2,2 triệu đồng, BOT phí 2,8 triệu đồng
Bị đau ruột thừa, từ bên này sang bên kia cầu để mổ và điều trị hết 2,2 triệu đồng viện phí nhưng tiền qua lại trạm thu phí BOT tốn gần 2,8 triệu đồng dù không đi mét đường nào trên dự án BOT!
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH-ĐT, cho rằng cần phải sòng phẳng về trách nhiệm của quản lý nhà nước với các sai sót của DA BOT. Không chỉ là Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính mà bộ chủ quản là GTVT có trách nhiệm rất lớn với những sai phạm đã được chỉ ra từ đề xuất xây dựng DA, phê duyệt thẩm định, chỉ định thầu đến giám sát quá trình vận hành DA. “Gần đây nổi cộm lên vụ việc đường nhánh Cai Lậy, để đến mức như thế, Bộ mới thực sự vào cuộc, rõ ràng trách nhiệm của Bộ GTVT là rất lớn”, ông Hồ nói.
Cũng theo chuyên gia này, khi để xảy ra bất kỳ việc gì cần phải xem xét rút kinh nghiệm, với những tồn tại cụ thể phải truy cứu trách nhiệm cụ thể, điều này nhằm minh bạch trách nhiệm của cả bộ máy, đặc biệt là trách nhiệm của từng cá nhân liên quan. “Thực tế đã cho thấy, BOT là những mối quan hệ móc nối với nhau không hề đơn giản, cần năng lực quản lý tốt hơn, cơ chế minh bạch và quy trách nhiệm cụ thể hơn”, TS Hồ nhìn nhận.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.