|
Theo đó, cơ quan soạn thảo đã bỏ các quy định: “Các nhà báo, phóng viên tham dự phiên tòa phải được sự đồng ý của chánh án tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa”. “Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải xuất trình thẻ nhà báo và chấp hành đúng hướng dẫn của thư ký phiên tòa về khu vực tác nghiệp”, ông Minh dẫn chứng.
Tuy nhiên vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn về khoản 10, điều 3 dự thảo Thông tư quy định: “Việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa chỉ có thể được tiến hành khi được sự đồng ý của Hội đồng xét xử theo quy định tại khoản 2, điều 211 của bộ luật Tố tụng dân sự". Theo Phó chánh án TAND tối cao Nguyễn Sơn, tại các phiên tòa dân sự, các đương sự chỉ tranh chấp dân sự mà chưa hẳn là có tội, nếu Hội đồng xét xử đồng ý cho các phóng viên, báo chí được quyền ghi âm, ghi hình có thể ảnh hưởng đến quyền công dân, quyền con người.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thái Thiên - Phó cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho rằng phiên tòa xét xử công khai thì không nhất thiết phải hạn chế việc ghi âm, ghi hình. Mặt khác, ông Thiên phân tích việc đưa ra một tiêu chí để Hội đồng xét xử đồng ý hoặc không cho phóng viên ghi âm, ghi hình là rất mơ hồ, phụ thuộc vào sự chủ quan. Viện dẫn điều 15 luật Báo chí quy định quyền và nghĩa vụ của báo chí: “Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”, ông Thiên đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại trên cơ sở hài hòa, bảo đảm quyền của báo chí và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thái Uyên
>> Phóng viên bị hăm dọa khi tác nghiệp tại hiện trường vụ xe đâm vào nhà dân
>> Bảo vệ cản trở phóng viên tác nghiệp
>> Tác nghiệp trong vùng động đất
>> Phải bảo vệ phóng viên tác nghiệp chính đáng
>> Một phóng viên bị tấn công khi đang tác nghiệp
Bình luận (0)