Hôm qua 24.4, quyết định tạm ngưng toàn bộ hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh cát trong lòng hồ Dầu Tiếng của UBND tỉnh Tây Ninh bắt đầu có hiệu lực.
Sáng cùng ngày, đoàn kiểm tra liên ngành do bà Nguyễn Thị Hiếu, Giám đốc Sở TN-MT đã chính thức ngày làm việc đầu tiên đối với 11 doanh nghiệp (DN) được UBND tỉnh Tây Ninh cấp phép khai thác cát tại khu vực hồ Dầu Tiếng.
tin liên quan
Tạm ngưng toàn bộ hoạt động khai thác cát trong hồ Dầu TiếngViệc tạm ngưng khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng cho đến khi đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kết thúc đợt kiểm tra, đề xuất hướng xử lý, khắc phục, chấn chỉnh các sai phạm.
Không quản lý được hoạt động khai thác
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc, nguyên nhân tạm đóng cửa việc khai thác cát ở khu vực hồ Dầu Tiếng nhằm thanh tra toàn diện để chấn chỉnh hoạt động này. Bởi trong thời gần đây có sự thiếu đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước của các sở ngành, địa phương về khoáng sản cũng như thiếu sự kiểm tra, xử lý vi phạm sau khi cấp phép dẫn đến các DN hoạt động trôi nổi.
|
Cụ thể, việc thực hiện khai thác không đúng thiết kế; thực hiện chưa đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt; vận chuyển quá tải trọng; không có hợp đồng mua bán, không xuất hóa đơn, mua bán giấy phép khai thác… Điều này gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, hư hỏng các công trình giao thông. Tình trạng khai thác cát không đúng vị trí trên hồ Dầu Tiếng làm thất thoát khoáng sản, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ khoáng sản, thất thoát thuế cần phải được chấn chỉnh…
Tận thu trước giờ “G”
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, trước khi lệnh tạm đóng cửa có hiệu lực, hoạt động khai thác ở khu vực hồ Dầu Tiếng diễn ra hết sức rầm rộ, khẩn trương...
Có mặt tại khu vực khai thác cát ở hồ Dầu Tiếng (ấp Phước Minh, xã Phước Ninh, Suối Đá, H.Dương Minh Châu) vào trưa ngày 23.4, chúng tôi chứng kiến có khoảng 70 chiếc xe tải nối đuôi ra vào các mỏ để vận chuyển khoáng sản đi nơi khác. Dù giữa trưa nắng, bên trong các bãi cát, máy xúc hoạt động liên tục.
Cán bộ Thanh tra Sở GTVT tỉnh Tây Ninh và CSGT Công an H.Dương Minh Châu cũng đã xuất hiện chốt chặn để kiểm tra xe quá tải. Khi phát hiện lực lượng này, hầu hết tài xế đều dừng lại, nằm bất động bên đường. Đến khi lực lượng rời đi thì tiếp tục cho xe lưu thông. Dưới nước, ghe tàu hút cát của các DN hoạt động ầm ĩ, hết công suất. Thậm chí gần đến gần ngày đóng cửa nhưng có DN tranh thủ đóng thêm tàu hút cát để khai thác...
|
Ông Trần Minh Sơn, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Tây Ninh lý giải trong thời gian gần đây, do nhiều tỉnh siết chặt hoạt động khai thác cát trên sông, hồ nên giá cát xây dựng tăng lên vùn vụt.
Từ đó, các chủ DN khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng đua nhau đóng tàu (tự phát, không có giấy phép hoạt động) nhằm nâng tần suất khai thác; mở rộng diện tích khai thác...
Vào ngày 15.4, Sở TN-MT tiến hành kiểm tra đột xuất tại khu vực ngã ba bờ hồ đến đập chính, qua quan sát có 64 xe tải tập kết với khối lượng trung bình từ 15-18m3/xe, vận chuyển về hướng tỉnh Bình Dương và H.Củ Chi (TP.HCM) tiêu thụ. Đồng thời, Thanh tra Sở TN-MT cũng đã lập biên bản, đề nghị xử phạt Công ty CP xây dựng Thành Đạt và DNTN Thành Phúc về hành vi đóng mới 4 tàu hút cát không phép.
Giá cát tăng đến chóng mặt
Trước thông tin tạm đóng cửa việc khai thác cát ở hồ Dầu Tiếng, những ngày qua, giá cát tại bãi đã tăng vọt từ 200-400.000 đồng/m3 nhưng vẫn không đủ bán. Ông Q., người quản lý một DN khai thác cát hồ Dầu Tiếng cho biết, từ 2 tuần qua giá cát bắt đầu tăng liên tục. Nếu trước đó, giá cát tại bãi ông chỉ bán được 100.000 đồng/m3 thì sau đó tăng dần lên 200.000 đồng rồi nhảy hẳn lên mức tận 300.000 đồng/m3.
|
tin liên quan
Cát, đệ nhất tài nguyên bị trộm!Hàng loạt vụ sụp đổ nhà xuống sông; đất đai, ruộng vườn mất sạch do bị nước cuốn trôi... Một trong những thủ phạm chính đó là nạn khai thác cát trái phép đang diễn ra tràn lan.
Nghe đọc bài
Bình luận (0)