TNO

10 điều lý thú về tuần dương hạm tên lửa Moscow

04/12/2015 16:16 GMT+7

(Tin Nóng) Tuần dương hạm tên lửa Moscow, còn được gọi là “sát thủ tàu sân bay” của Hải quân Nga đang túc trực gần bờ biển Syria, bảo vệ không phận căn cứ không quân Nga tại Latakia, Syria. Trang tin RBTH ngày 3.12 giới thiệu 10 điều lý thú về chiến hạm vũ trang hạng nặng này của Nga.

(Tin Nóng) Tuần dương hạm tên lửa Moscow, còn được gọi là “sát thủ tàu sân bay” của Hải quân Nga đang túc trực gần bờ biển Syria, bảo vệ không phận căn cứ không quân Nga tại Latakia, Syria. Trang tin RBTH (Nga) ngày 3.12 giới thiệu 10 điều lý thú về chiến hạm vũ trang hạng nặng này của Nga.

10 điều lý thú về tuần dương hạm tên lửa Moscow - ảnh 1
Tuần dương hạm tên lửa Moscow (Moskva), soái hạm của Hạm đội Biển Đen (Nga) 

1. Moscow là chiếc tàu đầu tiên của Dự án 1164 Atlant, tàu tuần dương mang tên lửa có điều khiển. Tàu được hạ thủy vào năm 1976 tại nhà máy đóng tàu ở Nikolayev (Ukraine) và mang tên Slava.

2. Tàu tuần dương Moscow vũ trang hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 phiên bản dành cho hải quân, còn gọi là Fort, tầm bắn xa 300 km. Tàu còn có các hệ thống tên lửa diệt hạm, bom chìm chống tàu ngầm và ngư lôi.

10 điều lý thú về tuần dương hạm tên lửa Moscow - ảnh 2
Hê thống tên lửa S-300 phiên bản hải quân trên tàu tuần dương Moscow, có tất cả 64 ống phóng trong 8 cụm (8 ống/cụm)

3. Tàu chiến của Dự án 1164 còn được gọi là “sát thủ diệt tàu sân bay”, do mang 16 ống phóng (đặt 2 bên thân tàu) dùng phóng tên lửa diệt hạm SS-N-12 Sandbox. Loại tên lửa này dài 11,7 m, nặng 4,8 tấn, đầu đạn nặng 1 tấn (có thể mang đầu đạn hạt nhân), tầm bắn 550 km, tốc độ bay 3.000 km/giờ.

4. Tàu Slava từng được dùng làm nơi đoàn Liên Xô trụ ngụ trong thời gian diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Malta (2-3.12.1989) trên biển giữa Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ and George H.W. Bush, ít tháng sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Do thời tiết mưa bão và sóng biển khiến một số cuộc họp bị hủy bỏ hoặc dời lại, và đã được truyền thông quốc tế gọi là "thượng đỉnh say sóng ".

10 điều lý thú về tuần dương hạm tên lửa Moscow - ảnh 3
Tranh vẽ Thượng đỉnh Malta trên Địa Trung Hải, bên trái là tàu tuần dương USS Belknap (CG-26) của Mỹ, bên phải là tàu tuần dương Slava của Liên Xô

5. Tàu Slava mang tên mới là Moscow (Moskva) từ tháng 4.2000, thay thế tàu Đô đốc Golovko làm soái hạm của Hạm đội Biển Đen.

6. Thủy thủ đoàn của tàu tuần dương Moscow được hưởng tất cả những gì cần thiết cho một cuộc sống bình thường và phần còn lại trong thời gian dài trên biển, gồm trung tâm truyền hình và đài phát thanh, y tế, thư viện, phòng chiếu phim, máy giặt, lò sản xuất bánh, phòng cắt tóc, phòng tập thể dục và thậm chí cả một phòng tắm hơi.

7. Sàn đáp ở đuôi tàu cho phép hoạt động một trực thăng Ka-25 hoặc Ka-27, cả hai loại này dùng để vận chuyển và tác chiến chống tàu ngầm.

10 điều lý thú về tuần dương hạm tên lửa Moscow - ảnh 4
Phần khoang mũi tàu tuần dương Moscow

8. Tàu Moscow từng tham gia cuộc hải chiến giữa tàu chiến của Hạm đội Biển Đen và tàu tuần tra của Gruzia trong cuộc xung đột ngoài khơi bờ biển của Abkhazia.

Cuộc đụng độ này diễn ra trong cuộc chiến Nga - Gruzia năm 2008, khi đó theo Bộ Quốc phòng Nga, 4 tàu tên lửa cao tốc của Gruzia đã cố gắng chọc thủng một "vùng an toàn" do các tàu hải quân Nga bố trí ngoài khơi Abkhazia, mà nhiều phương tiện truyền thông lúc đó nói là Nga phong tỏa bờ biển của Gruzia. Các tàu Nga đã bắn vào các tàu của Gruzia làm 1 tàu tên lửa bị đắm và 3 chiếc còn lại phải rút lui. Đó cũng là trận hải chiến đầu tiên của hải quân Nga kể từ năm 1945.

10 điều lý thú về tuần dương hạm tên lửa Moscow - ảnh 5
Tên lửa phòng không tầm ngắn OSA trên tàu Moscow

9. Ngày 18.11.2015, tuần dương hạm Moscow đã được triển khai ở vùng biển đông Địa Trung Hải, tham gia vào chiến dịch của Nga ở Syria. Tàu Moscow áp sát bờ biển gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ để đáp trả việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi 1 máy bay ném bom Su-24 của Nga vào ngày 24.11.2015.

10. Tàu Moscow từ khu vực bờ biển tỉnh Latakia (Syria) có thể khống chế không phận cả miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, bảo đảm an toàn cho máy bay Nga tại Syria.

Hệ thống vũ khí “khủng” của tàu tuần dương Moscow

Tàu dài 186 m, ngang rộng nhất 20,8 m, lượng choán nước 11.800 tấn, tầm hoạt động 16.000 km.

10 điều lý thú về tuần dương hạm tên lửa Moscow - ảnh 6
Vũ khí chống ngầm và diệt hạm trên tàu Moscow
10 điều lý thú về tuần dương hạm tên lửa Moscow - ảnh 7
Tàu Moscow diễn tập phóng tên lửa phòng không

Tàu vũ trang hùng hậu gồm 16 ống phóng tên lửa hành trình diệt hạm SS-N-12 Sandbox (P-500 Bazalt hoặc P-1000 Vulkan, đặt hai bên thân tàu), 64 ống phóng (8x8) tên lửa phòng không S-300PMU Fort (SA-N-6 Grumble), 40 (2x20) ống phóng tên lửa phòng không SA-N-4 Gecko (Osa-MA), 1 pháo hạm nòng đôi AK-130 (130 mm), 6 pháo bắn nhanh AK-630, 2 dàn phóng bom chìm chống tàu ngầm RBU-6000, 10 ống phóng ngư lôi loại 533 mm. Tàu còn mang theo 1 trực thăng.

 Xem hoạt động của tàu tuần dương Moscow trên vùng biển Syria:

Anh Sơn

>> Tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi tuần dương hạm Nga ngoài khơi Syria
>> Hạm đội Biển Đen diễn tập phóng tên lửa ngoài khơi Syria
>> Tàu chiến Nga triển khai bảo vệ một phần không phận Syria
>> Sức mạnh Hải quân Nga bằng 52% Hải quân Mỹ
>> Xem tuần dương hạm Nga phóng tên lửa trên Đại Tây Dương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.