Tác động từ Nghị định 116 quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo bảo dưỡng ô tô đã mang đến nhiều thay đổi trên thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2018.
Vướng mắc trong khâu nhập khẩu khiến nhiều mẫu xe có doanh số khá nghèo nàn tại VN năm 2018
|
Hoạt động nhập khẩu ô tô từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu…cũng như một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á của các DN theo đó cũng gần như bị “đóng băng” trong giai đoạn đầu năm. Chính điều này tạo ra sự phân hoá rõ nét trên thị trường ô tô Việt Nam, khi lượng tiêu thụ xe lắp ráp trong nước hoàn toàn lấn át so với xe nhập khẩu. Cơ cấu sản phẩm của các hãng xe tại Việt Nam theo đó cũng bắt đầu có sự thay đổi, một số mẫu xe nhập khẩu đạt doanh số bán khá nghèo chính thức bị “khai tử”. Vì vậy, trái ngược với sự áp đảo của xe lắp ráp trong cuộc đua vào top
10 ô tô bán chạy nhất, xe nhập khẩu chiếm hầu hết các vị trí trong danh sách 10 ô tô có doanh số bán thấp nhất Việt Nam năm 2018:
1. KIA Rio: 2 xe
Được Trường Hải (THACO) phân phối tại Việt Nam theo diện xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, KIA Rio từng gặt hái được rất nhiều thành công khi luôn xuất hiện trong nhóm xe hạng B bán chạy nhất. Tuy nhiên, từ cuối năm 2017 với những thay đổi từ chính sách, cùng với việc chú trọng đầu tư sản xuất trong nước, THACO chính thức ngừng phân phối KIA Rio tại Việt Nam. Với lượng xe tồn động tại các đại lý không đáng kể, KIA Rio chỉ đạt doanh số bán 2 xe trong năm 2018.
|
2. Mazda CX-9: 3 xe
Mazda CX-9 thế hệ mới được Trường Hải (THACO) giới thiệu đến người tiêu dùng tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2016. Mẫu xe này được trang bị động cơ dung tích 2.5 lít tăng áp, sản sinh công suất 250 mã lực và mô men xoắn 420 Nm. Tuy nhiên, khó khăn ở khâu nhập khẩu khiến mẫu xe này không được phân phối rộng rãi tại Việt Nam. Trong năm 2018, doanh số bán Mazda CX-9 chỉ đạt vỏn vẹn 3 xe.
|
3. Toyota Alphard: 6 xe
Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2017, mẫu MPV cao cấp Toyota Alphard khá kén khách khi có giá bán lên đến 4 tỉ đồng. Trong suốt giai đoạn nửa đầu năm 2018, hoạt động nhập khẩu mẫu xe này bị gián đoạn. Mãi đến tháng 10.2018 Toyota Alphard mới trở lại Việt Nam, tuy nhiên mẫu xe này vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách mua. Với doanh số bán 6 xe, đây là năm thứ 2 liên tiếp Alphard góp mặt trong danh sách 10 ô tô có doanh số bán thấp nhất Việt Nam.
|
4. Toyota Land Cruiser: 16 xe
Tương tự như Toyota Alphard, mức giá cao cùng với những trở ngại trong hoạt động nhập khẩu khiến doanh số bán Toyota Land Cruiser tại Việt Nam giảm về mức 16 xe trong năm 2018. Mẫu xe này từng được Toyota Việt Nam phân phối với mức giá lên đến 3,650 tỉ đồng.
|
5. Suzuki Ertiga: 29 xe
Trong gần 1 năm trở lại đây, Ertiga luôn là tên quen thuộc trong sách sách ô tô có doanh số bán thấp nhất thị trường Việt Nam. Kiểu dáng cục mịch, trang bị nghèo nàn, cũng việc nguồn cung bị ảnh hưởng do những khó khăn trong khâu nhập khẩu... chính là lý do khiến Ertiga chưa thể cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc. Kết thúc năm 2018, Suzuki Ertiga đạt doanh số bán 29 xe, giảm 421 xe so với năm 2017.
|
6. Suzuki Vitara: 31 xe
Ngoài việc không đủ nguồn cung, mức giá bán lên tới 779 triệu đồng... chính là những yếu tố khiến Vitara cạnh tranh trong phân khúc Crossover thành thị. Trong năm 2018, doanh số mẫu xe này chỉ đạt 31 xe, giảm 41 xe so với năm 2017.
|
7. Chevrolet Trax: 83 xe
Từng được xem là đối thủ của Ford EcoSport trong phân khúc SUV cỡ nhỏ thành thị tại Việt Nam nhưng những gì Chevrolet Trax để lại chỉ là nổi thất vọng. Trang bị, tính năng vượt trội tuy nhiên giá bán cao khiến Trax không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Gặp khó khăn trong khâu nhập khẩu cùng với việc chuyển giao nhà phân phối khiến Chevrolet Trax chính thức khai tử tại Việt Nam trong năm 2018. Doanh số bán mẫu xe này đạt 83 xe.
|
8. Suzuki Swift: 168 xe
Trở lại Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2018 theo diện ô tô hưởng thuế nhập khẩu 0%, Suzuki Swift có giá bán 499 - 549 triệu đồng. Sự trở lại có phần muộn màn, thời gian bán hàng trong năm bị rút ngắn khiến Suzuki Swift chỉ đạt tổng doanh số 168 xe. Hầu hết lượng xe này được bán ra trong tháng cuối năm 2018.
|
9. Chevrolet Captiva: 231 xe
Captiva từng làm tạo nên cơn số trên thị trường ô tô Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010 thế nhưng việc chậm thay đổi, nâng cấp kiểu dáng thiết kế, công nghệ khiến mẫu xe này mất dần sức hút với người tiêu dùng. Kết thúc năm 2018 Chevrolet Captiva chỉ đạt doanh số bán 231 xe. Tương lai mẫu xe này tại Việt Nam vẫn đang là dấu hỏi lớn sau khi VinFast tiếp quản GM Việt Nam và đang chú trọng phân phối các dòng xe nhập khẩu.
|
10. Suzuki Ciaz: 261 xe
Suzuki Ciaz vẫn lận đận kể từ khi gia nhập thị trường ô tô Việt Nam. Sự lấn át của những cái tên như Toyota Vios, Honda City... khiến Ciaz không đủ sức cạnh tranh dù mang danh xe nhập khẩu. Nguồn cung khômg đảm bảo trong năm 2018 khiến Suzuki Ciaz chỉ đạt tổng lượng tiêu thụ 261 xe. Ciaz đang được Suzuki nhập khẩu từ Thái Lan, phân phối với mức giá 499 triệu đồng.
|
Bình luận (0)