1. SimCity
Với những ai là fan “ruột” dòng game mô phỏng The Sims hay SimCity của nhà phát triển Maxis, chắc chắn không thể không biết đến SimCity “thảm hại” được tung ra hồi năm 2013. Một phiên bản 3D chỉnh chu cho SimCity cùng với những lời hứa hẹn của nhà phát hành EA, được rất đông đảo người hâm mộ phải “mất ăn mất ngủ” trông đợi tới ngày phát hành.
Nhưng chỉ vài ngày sau khi trò chơi ra mắt, đã gây ra nhiều thất vọng cho các game thủ vì bạn buộc phải chơi online 24/24, hàng tá lỗi vụn vặt trong game cùng với việc đăng nhập vào hệ thống Orgin để chơi là gần như không thể. Người hâm mộ cứ tưởng đây sẽ là phiên bản “vàng” cho dòng game huyền thoại, nhưng nó chỉ làm game thủ hoài niệm thêm về Simcity 4.
2. Turok
Turok là tựa game ăn theo truyện tranh cùng tên. Phiên bản đầu tiên của trò chơi mang tên Turok: Dinosaur Hunter, phát hành năm 1997 cho hệ máy N64. Do có sức hút lớn với cộng đồng người chơi, nhà phát triển tiếp tục phát hành thêm các phần tiếp theo lên nhiều hệ khác như Game Boy, PS2, Xbox và Game Cube. Và phiên bản mới nhất được phát hành vào năm 2008 cho PS 3, PC và Xbox 360.
Dù từng mang sức ảnh hưởng lớn cho làng game thế giới, thế nhưng sau 5 năm “vắng bóng” kể từ Turok: Evolution tưởng chừng sẽ mang đến cú đột phá cho dòng game trên các hệ máy tiên tiến, game chỉ khiến người hâm mộ thêm thất vọng khi chỉ lối chơi vẫn sơ sài, không có cải tiến gì thêm so với các phần trước như vũ khí trong game ít ỏi, kẻ thù quá yếu kể cả việc nhạy cũng làm bạn chán nản, đồ họa không đẹp mắt và nhiều yếu tố khác đã khiến Turok “tụt dốc” hoàn toàn.
Thiết nghĩ, nhà phát hành nên tạm gác ý định cho ra mắt những phần tiếp theo mà tập trung “khai thác” các điểm mạnh để “tái tạo” game nếu như không muốn thời huy hoàng của Turok bị “dập tắt”.
3. Perfect Dark
Perfect Dark là tựa game bắn súng 1 người chơi được phát triển bởi Rare cho dòng máy N64. Perfect Dark được xem là sự kế thừa từ đứa con tinh thần đầu tiên cùng lối chơi là GoldenEye 007. Game được phát hành đầu tiên vào tháng 5 năm 2000 và tung tiếp cho dòng máy Game Boy Color vào tháng 8 năm 2000, cùng với việc bổ sung thêm nhiều tính năng khác nhau.
Dù vậy, Perfect Dark Zero vẫn không tạo được “dấu ấn” riêng biệt nào so với người anh cả GoldenEye 007. Điều đáng nói là tựa game này không hề có một gói mở rộng kèm theo, cũng như vấn đề nhượng quyền thị trường thương mại làm giảm số lượng người chơi xuống mức đáng kể.
4.Shadowrun
Shadownrun mang thể loại nhập vai khoa học viễn tưởng, trong đó người chơi sẽ điều khiển các sinh vật tồn tại trong khắp vũ trụ. Từ khi phát hành vào năm 1989, Shadowrun vốn là 1 trong các tựa game nhập vai nổi tiếng nhất thế giới. Thế nhưng điều gì đã khiến Shadowrun trở thành tựa game “thảm họa” nhất thời đại? Đó chính là việc “tái tạo” lại game này vào năm 2007.
Thay vì giữ nguyên những điểm nổi bật làm nên tên tuổi Shadowrun, thì nhà phát hành đã bỏ đi hầu hết các yếu tố nhập vai và biến nó thành game bắn súng góc nhìn thứ nhất, nó trở thành dạng game "mì ăn liền". Thật may mắn khi có nhà phát triển khác đã mang lại thời huy hoàng của dòng game qua phần Shadowrun Returns.
5. Bionic Commando
Bionic Commando từng là một trong những tựa game đình đám nhất trên hệ NES, với lối chơi hoàn toàn mới lạ so với các sản phẩm trước đó của Capcom. Game được phát hành vào năm 1988, thời kì Mario đang tung hoành khắp thị trường thì Bionic Commando sẵn sàng bỏ đi nút… nhảy trong thể loại platformer nhưng vẫn tạo nên sự hấp dẫn riêng biệt thông qua cánh tay sinh học gắn với máy móc, cho phép nhân vật bám từ tầng này sang tầng khác của màn chơi cùng với nhiều vũ khí lợi hại.
Nhưng phiên bản Bionic Commando 3D phát hành năm 2009 đã phá hỏng tất cả. Với lối chơi ngớ ngẩn, cốt truyện chẳng ăn nhập với game, những gì họ quảng cáo cho trò chơi chỉ là trò lừa “trắng trợn”. Tóm lại, Bionic Commando đã không mang điều kì diệu đến làng game thế giới.
6. Alone in the Dark
Alone in the Dark là tựa game kinh dị của hãng Infogrames. Hầu hết các tập game, người chơi sẽ vào vai thám tử Edward Carnby – người đi điều tra ngôi biệt thự ma ám, thị trấn đang bị các zombie vây quanh. Đây là tựa game đặt “nền móng” cho thể loại kinh dị của hàng loạt các tựa game như Resident Evil hay Silent Hill. Alone in the Dark sẽ là “ông hoàng” của thể loại game kinh dị nếu như không có phiên bản làm lại vào năm 2008.
Minh chứng cho việc đó là game đã gặp phải khá nhiều sai sót không đáng có như việc điều khiển game quá tỉ mỉ, cũng như nhiều tình huống “khó hiểu” khác đã khiến người chơi dễ bực mình và cảm thấy hụt hẫng.
Nói chung, nếu xét phiến diện thì Alone in the Dark sẽ là “đứa con đầu” của thể loại game kinh dị hiện đại, nhưng việc phát hành vào năm 2008 quả thật là một mớ hỗn độn về mặt kỹ thuật lẫn nội dung gây khá nhiều thất vọng cho người hâm mộ về 1 tựa game thể loại kinh dị.
7. Golden Axe
Golden Axe là tựa game phiêu lưu được phát hành bởi Sega vào năm 1989. Trong game, người chơi sẽ được phiêu lưu trên khắp thế giới, cho phép bạn chống lại những sinh vật cùng với đồng đội. Thế nhưng việc làm tiếp phiên bản mới mang tên Golden Axe: Beast Rider đã chỉ ra nhiều thiếu sót của nhà phát triển, từ cốt truyện đơn giản, hình ảnh không đẹp mắt, những đấu trường nhỏ hẹp, hệ thống điều khiển game khá sơ sài.
Nói chung mọi thứ mà nhà phát triển đã làm hầu như quá tầm thường so với các đối thủ cạnh tranh khác vào thời gian đó. Có phải chăng nhà phát triển đã đuối sức và không thật sự đầu tư tỉ mỉ cho Golden Axe: Beast Rider?
8. Duke Nukem
Duke Nukem là một loạt tập game bắn súng tiêu biểu xoay quanh vào nhân vật chính Duke Nukem xách súng chống lại lũ ngoài hành tinh. Game được phát hành vào năm 2011 cho nhiều hệ máy thịnh hành bây giờ như PC, Xbox 360 PS3, v.v. Nếu như phiên bản trước Duke Nukem 3D thì quá “tuyệt vời” thì đến tận cuối năm 2010, sau vô số lần úp mở về ngày phát hành thì “vua lề mề” Duke Nukem Forver mới chính thức tung ra cộng đồng game hàng loạt các trailer dữ dội.
Dù nhiều lần “sang tên đổi chủ” trước ngày ra mắt, được cải tiến rất nhiều nhưng game đã khiến người hâm mộ hụt hẫng và “sốc” hoàn toàn bởi chất lượng game quá tệ về mọi mặt! Đó chính là những lý do khiến tựa game này nhận “trứng ngỗng” trong ngày xuất quân.
9. Sonic the Hedgehog
Sega từng được biết tới là một trong những công ty game hàng đầu thế giới. “Gã khổng lồ” này đã phát hành toàn bộ tập game Sonic vào những thập niên 90. Tưởng chừng như sẽ có phép nhiệm màu với phiên bản Sonic the Hedgehog, tuy nhiên với thực tế khắc nghiệt là nó đã gây thất vọng cho cộng đồng game. Sự “kế thừa” này là một sự sai lầm rất lớn của Sega: game không đáp ứng được nhu cầu của người chơi, chất lượng game kém...
Suy cho cùng, sự trở lại lần này của Sonic mặc dù đã gây tiếng vang lớn vì cốt truyện game hấp dẫn và kịch tích hơn, thế nhưng những nhược điểm kể trên đã làm cho “ông trùm” Sega có doanh thu rất tệ (15 triệu bản năm 1991 giảm còn 1 triệu bản năm 2005). Đó là những lý do khiến Sonic the Hedgehog trở thành “quả bom xịt” của làng game.
10.Final Fight
Final Fight là tựa game hành động được phát hành bởi Capcom vào năm 1989. Sau 1 thời gian “vắng bóng” trên chiến trường, cuối cùng Capcom đã quyết định mang lại tựa game này cho những game thủ mòn mỏi chờ đợi. Điều này có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời, cho đến khi phiên bản làm lại của nó bị chính người hâm mộ “tẩy chay” khi nhà phát hành cứ cố gắng biến Final Fight thành Final Club.
Ngoài ra, game cũng có nhiều điểm “buồn cười” như: cốt truyện quá hư cấu, các động tác chiến đấu cứ lặp đi lặp lại khiến game thủ dễ nhàm chán. Chính vì vậy mà Capcom chưa 1 lần nào khẳng định tên tuổi của Final Fight trên danh sách “vàng” của cộng đồng game thế giới.
Bình luận (0)