2.000 nghệ nhân tham gia liên hoan nghệ thuật dân gian Tây nguyên

18/03/2016 20:52 GMT+7

Ngày 18.3, UBND tỉnh Kon Tum chính thức khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây nguyên gắn với Tuần văn hóa - du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 năm 2016 diễn ra từ ngày 18-23.3.

Ngày 18.3, UBND tỉnh Kon Tum chính thức khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây nguyên gắn với Tuần văn hóa - du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 năm 2016 diễn ra từ ngày 18-23.3.

Các nghệ nhân chỉnh chiêngCác nghệ nhân chỉnh chiêng
Theo ban tổ chức, tham gia liên hoan có khoảng 2.000 nghệ nhân chuyên và không chuyên của 5 tỉnh Tây nguyên và khách mời các tỉnh thành khác.
Theo đó, liên hoan diễn ra hàng loạt hoạt động như: tạc tượng gỗ dân gian, chế tác nhạc cụ dân tộc, trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng, giao lưu trình diễn cồng chiêng, tổng kết 10 năm thực hiện chương trình hành động quốc gia bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên.
Trong ngày 18.3, tại nhà rông Kon Klor, TP.Kon Tum, 36 nghệ nhân của 5 tỉnh Tây nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đã cùng nhau thổi hồn vào từng tượng gỗ.
Có mặt tại nhà rông này, phóng viên chứng kiến cảnh cưa, đục, tạc tượng say sưa của những nghệ nhân. Già làng A Reng, người Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Ray, H.Sa Thầy (Kon Tum) cho hay, nhóm của mình tạc tượng người đàn bà đi rẫy, lưng đeo gùi đựng thức ăn, đựng gạo để sống dài ngày trong rẫy.
"Người Rơ Măm mình tạc tượng gỗ chỉ để ở nhà mồ. Người chết sau 2 năm thì làm lễ bỏ mả, rồi mới dựng tượng gỗ. Vì vậy, đã làm tượng thì phải đúng theo tâm nguyện của người còn sống nên không phải dễ gì", A Reng nói.
Nghệ nhân A Yưk ở làng Klâu Ngo Zố, xã Ia Chim, TP.Kon Tum cho hay, anh và con trai là A Khoan đẽo người đàn ông Ja Rai đi rẫy cao 1,6 m, vai vác cây rựa, vai u thịt bắp thể hiện sức vóc cường tráng. "Khó nhất là đôi mắt. Cả đời tạc tượng gỗ, tui sợ nhất là làm đôi mắt", A Yưk giải thích.
Cũng theo A Yưk, người Ja Rai tạc tượng cho nhà mồ, nhà rông và nhà ở. Trong đó, tượng nhà mồ thường nét buồn, ủ rũ, còn nhà rông và nhà ở thì hình nét vui vẻ, với nhiều cảnh sinh hoạt như bồng con, giã gạo, cầm nỏ, tên, uống rượu cần… Thông thường, tượng gỗ ngắn nhất là 0,5 m, còn cao nhất là 1,6 m. "Tạc tượng gỗ phải làm sao cho có hồn, có thần và theo yêu cầu nội dung cần làm", A Yưk nói.
Trong ngày 18.3, các nghệ nhân của 5 tỉnh tây nguyên cũng tham gia nghệ thuật chỉnh chiêng và chế tác nhạc cụ dân tộc.
Chùm ảnh về hoạt động liên hoan tạc tượng, chế tác nhạc cụ và chỉnh chiêng:
Hai cha con A Yưk và A Khoan tạc tượng người đàn ông Ja Rai di rẫyHai cha con A Yưk và A Khoan tạc tượng người đàn ông Ja Rai đi rẫy
Nghệ nhân say sưa bên tượng gỗNghệ nhân say sưa bên tượng gỗ...
... chỉnh chiêng...
... và chế tác nhạc cụ tại chỗ
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.