Tên |
Số lượt cài đặt |
Pro Camera Beauty |
Hơn 1 triệu |
Cartoon Art Photo |
Hơn 1 triệu |
Emoji Camera |
Hơn 1 triệu |
Artistic effect Filter |
Hơn 500.000 |
Art Editor |
Hơn 100.000 |
Beauty Camera |
Hơn 100.000 |
Selfie Camera Pro |
Hơn 100.000 |
Horizon Beauty Camera |
Hơn 100.000 |
Super Camera |
Hơn 100.000 |
Art Effects for Photo |
Hơn 100.000 |
Awesome Cartoon Art |
Hơn 100.000 |
Art Filter Photo |
Hơn 50.000 |
Art Filter Photo Effcts |
Hơn 10.000 |
Cartoon Effect |
Hơn 10.000 |
Art Effect |
Hơn 10.000 |
Photo Editor |
Hơn 5.000 |
Wallpapers HD |
Hơn 5.000 |
Magic Art Filter Photo Editor |
Hơn 5.000 |
Fill Art Photo Editor |
Hơn 1.000 |
ArtFlipPhotoEditing |
Hơn 1.000 |
Art Filter |
Hơn 1.000 |
Cartoon Art Photo |
Hơn 1.000 |
Prizma Photo Effect |
Hơn 1.000 |
Cartoon Art Photo Filter |
Hơn 100 |
Art Filter Photo Editor |
Hơn 100 |
Pixture |
Hơn 100 |
Art Effect |
Hơn 50 |
Photo Art Effect |
Hơn 10 |
Cartoon Photo Filter |
Hơn 5 |
29 ứng dụng Android chứa malware và các thủ đoạn lừa đảo
03/02/2019 14:56 GMT+7
Tổng số lượt tải về của các ứng dụng này là hơn 4 triệu lần. Rõ ràng Google vẫn còn phải làm nhiều việc để loại bỏ các ứng dụng có che giấu malware hoặc cố ý lừa đảo người dùng.
Theo Slashgear, nhóm nghiên cứu bảo mật tại Trend Micro vừa phát hiện ra 29 ứng dụng trên Play Store có cài đặt malware bên trong hoặc liên quan đến các hoạt động lừa đảo.
Một trong những thủ đoạn mà chúng sử dụng là hiển thị quảng cáo toàn màn hình dẫn dắt người dùng đến các nội dung nhất định, chẳng hạn như dẫn dụ họ tải về ứng dụng giải trí có trả phí hoặc truy cập các trang web cố ý thu thập thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại.
Tất cả chúng được "ngụy trang" dưới danh nghĩa ứng dụng camera hoặc chỉnh sửa hình ảnh, và không đưa ra bất kỳ thông tin nào về việc chúng trực tiếp cho hiển thị các quảng cáo lừa đảo. Thêm vào đó, một số còn ẩn đi biểu tượng trong danh sách ứng dụng hiển thị trên Android, khiến người dụng gặp khó khăn để tìm và gỡ cài đặt.
Thủ đoạn khác là hứa hẹn cho phép người dùng chỉnh sửa hình ảnh trên một máy chủ, sau đó đưa ra thông báo giả rằng ứng dụng cần phải cập nhật. Thay vì trả lại hình ảnh đã chỉnh sửa, những kẻ xấu đằng sau có thể thu thập hình ảnh của người dùng cho các mục đích khác nhau.
Trend Micro cũng phát hiện các ứng dụng này sử dụng một phương thức nén lưu trữ dữ liệu để che giấu nội dung bên trong khỏi Google và những hệ thống bảo vệ khác. Họ đã đề nghị người dùng Android cẩn thận và chú ý những bình luận dưới mỗi ứng dụng để phát hiện sự khả nghi, hoặc tránh các ứng dụng sử dụng những phương pháp lừa đảo đã kể trên.
Sau đây là danh sách các ứng dụng:
Bình luận (0)