3 điều này giúp giảm nguy cơ cao huyết áp của bạn

Khuê Nguyễn
Khuê Nguyễn
03/10/2022 09:08 GMT+7

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, gần một nửa số người trưởng thành ở Mỹ (47%, hay 116 triệu người) bị tăng huyết áp , được định nghĩa là huyết áp tâm thu lớn hơn 130 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 80 mmHg hoặc đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.

Mặc dù có một số yếu tố nguy cơ nhất định như tuổi tác, tiền sử gia đình và dân tộc mà bạn không thể thay đổi, nhưng có một số cách để giúp ngăn ngừa huyết áp cao bằng những thói quen lành mạnh.

Tiến sĩ, bác sĩ Jacob Hascalovici giải thích những điều cần biết về tăng huyết áp và cách giảm nguy cơ này.

1. Những điều cần biết về huyết áp

Tiến sĩ Hascalovici nói: “Bạn nên biết rằng có thể bị huyết áp cao nhưng không nhận thức được nó. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên rất quan trọng.

Nếu bác sĩ không đề cập đến kết quả huyết áp của bạn, bạn nên hỏi về chúng một cách cụ thể.

Phụ nữ, đàn ông Mỹ gốc Phi và những người tiêu thụ nhiều natri có nguy cơ cao bị huyết áp cao".

2. Nguy cơ của việc không điều trị cao huyết áp

Tiến sĩ Hascalovici giải thích, huyết áp cao có thể khiến bạn kiệt sức, góp phần gây ra mệt mỏi và đau đớn đồng thời khiến bạn có nhiều khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ. Huyết áp cao không được điều trị cũng có thể dẫn đến các vấn đề về thận, tim và thị lực của bạn, theo Eat This, Not That!

3. Ăn ít muối

Việc cắt giảm lượng muối ăn hằng ngày của bạn dù chỉ một chút cũng có thể hữu ích

shutterstock

Theo tiến sĩ Hascalovici, muối làm tăng huyết áp của bạn vì nó khuyến khích cơ thể bạn giữ nước, điều này gây thêm căng thẳng cho các tĩnh mạch của bạn.

Việc cắt giảm lượng muối ăn hằng ngày của bạn dù chỉ một chút cũng có thể hữu ích.

Hãy tự nấu ăn khi có thể, sử dụng các loại gia vị có hương vị thay vì muối và tránh xa các loại thực phẩm đã qua chế biến nhiều, thức ăn nhanh và những thứ có nhiều muối khi bạn có thể.

Mayo Clinic cho biết: “Ngay cả khi giảm một lượng nhỏ natri trong chế độ ăn uống cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp cao khoảng 5 đến 6 mm Hg.

Ảnh hưởng của lượng natri lên huyết áp khác nhau giữa các nhóm người. Nói chung, giới hạn natri ở mức 2.300 mg mỗi ngày hoặc ít hơn.

Tuy nhiên, lượng natri thấp hơn - 1.500 mg mỗi ngày hoặc ít hơn - là lý tưởng cho hầu hết người lớn".

4. Giữ cho căng thẳng ở mức thấp

Tiến sĩ Hascalovici cho biết: “Khi bạn căng thẳng, cơ thể sản sinh ra các hormone để giúp đối phó với tình huống khẩn cấp có thể xảy ra hoặc bất cứ điều gì khiến bạn căng thẳng, có nghĩa là tim của bạn thường đập nhanh hơn.

Theo thời gian, căng thẳng cao có thể dẫn đến huyết áp cao. Việc tập thể dục, ngủ ngon, gặp gỡ bạn bè vui vẻ, làm những việc có ý nghĩa và dành thời gian yên tĩnh để sống chậm lại đều có thể giúp kiểm soát căng thẳng.

Một số người thiền định, mát xa, đi dạo trong thiên nhiên hoặc thực hành các kỹ thuật khác để làm giảm mức độ căng thẳng của họ".

5. Xem vòng eo của bạn

Shutterstock

Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp nếu số đo vòng eo của họ lớn hơn 40 inch (102 cm)

Theo Mayo Clinic, "kích thước của vòng eo rất quan trọng. Mang quá nhiều trọng lượng quanh eo có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Nói chung: Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh nếu số đo vòng eo của họ lớn hơn 40 inch (102 cm).

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nếu số đo vòng eo của họ lớn hơn 35 inch (89 cm)", theo Eat This, Not That!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.