3 yếu tố giúp các nền kinh tế mới nổi đi lên trong năm 2016

01/01/2016 12:03 GMT+7

Năm 2015, các thị trường mới nổi đồng loạt đón nhiều “cơn bão” như: giá cả hàng hóa giảm, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, USD mạnh lên… Song rất có thể, các nền kinh tế mới nổi sẽ bắt đầu phục hồi từ năm nay.

Năm 2015, các thị trường mới nổi đồng loạt đón nhiều “cơn bão” như: giá cả hàng hóa giảm, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, USD mạnh lên… Song rất có thể, các nền kinh tế mới nổi sẽ bắt đầu phục hồi từ năm nay.

Giới chuyên gia cho hay giá cả dầu thô có thể sẽ không lao dốc nhiều như trong năm ngoái - Ảnh: ReutersGiới chuyên gia cho hay giá cả dầu thô có thể sẽ không lao dốc nhiều như trong năm ngoái - Ảnh: Reuters
Năm 2015, các thị trường mới nổi đồng loạt đón “cơn bão” kinh tế như: giá cả các loại hàng hóa giảm, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, mối đe dọa từ Nhà nước Hồi giáo cực đoan, đồng đô la Mỹ mạnh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất…
2015 là năm tồi tệ nhất với các nền kinh tế đang phát triển, chẳng hạn như Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, từ thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay. Song sau 5 năm tăng trưởng suy giảm, nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi, đang phát triển đã chạm đáy và sẽ bắt đầu phục hồi vào năm 2016.
Các thị trường mới nổi tăng trưởng khoảng 3,9% trong năm 2015, khoảng một nửa mức tăng trưởng trong năm 2010, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Năm nay, mức tăng trưởng được dự báo sẽ leo đến con số 4,5%. Song sự phục hồi không hoàn hảo khi một số khó khăn lớn vẫn còn tồn tại, chẳng hạn như đợt suy thoái kinh tế của Brazil, khoản nợ của Thổ Nhĩ Kỳ hay thực trạng nội tệ Nam Phi sụt giảm.
Dù vậy, tin tốt là hầu hết các khó khăn sẽ được tháo gỡ phần nào và các dấu hiệu rõ ràng hơn cho sự phục hồi sẽ tới. Dưới đây là 3 lý do các nền kinh tế mới nổi trên thế giới sẽ hồi phục trong năm 2016, theo CNN:
1. Giá cả dầu và hàng hóa ổn định
Nhiều thị trường mới nổi phụ thuộc vào các loại hàng hóa như dầu thô, sắt và đồng để tăng cường sức mạnh kinh tế của họ. Giá cả các loại hàng hóa đã giảm trong năm 2015, chẳng hạn như giá dầu chạm đáy 7 năm vào tháng 12. Song giới chuyên gia cho hay giá cả dầu thô và các loại hàng hóa khác dù không sẵn sàng để bùng nổ trong năm nay, nhưng có thể sẽ không lao dốc nhiều như trong năm ngoái.
Giá cả hàng hóa thấp không phải là tin tốt với các thị trường mới nổi, nhưng ít nhất, giá cả ổn định thì vẫn sẽ tốt hơn là dao động mạnh. Sự ổn định trên có thể khuyến khích các nhà đầu tư quay lại thị trường mới nổi.
2. Chuyện Trung Quốc tăng trưởng chậm lại lắng xuống
Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là một yếu tố tiêu cực lớn đối với các thị trường mới nổi. Nhiều năm qua, Trung Quốc đã là nước nhập khẩu lớn các mặt hàng thô từ châu Âu, Mỹ La tinh và Đông Nam Á. Giờ đây, kinh tế Đại lục rục rịch chuyển đổi sang mô hình kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng, từ mô hình kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất và xây dựng. Điều này đồng nghĩa với chuyện nhu cầu của tất cả các loại hàng hóa giảm mạnh.
Năm ngoái, Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại rất nhiều. 2015 là năm mà số liệu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thấp nhất kể từ năm 2009. Mối quan tâm lớn đã và đang hiện diện là kinh tế Đại lục tăng trưởng chậm lại đến mức nào, và liệu các số liệu kinh tế nước này công bố có đáng tin cậy hay không. Về phần mình, các quan chức Đại lục đang bơm tiền vào nền kinh tế và cắt giảm lãi suất.
Theo giới chuyên gia, tăng trưởng kinh tế Đại lục có thể chậm lại nhiều hơn trong năm 2016, nhưng không ở tốc độ nhanh hơn. Một Trung Quốc ổn định là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế các quốc gia phụ thuộc vào nước này.
3. Đồng đô la mạnh và việc Fed nâng lãi suất
Đô la Mỹ đã mạnh hơn rất nhiều so với nhiều đồng tiền khác ở Mỹ La tinh, châu Âu, Đông Nam Á và Trung Đông. Đồng real của Brazil giảm 31% so với USD, rúp Nga hạ 17% so với USD và đồng rupiah của Indonesia giảm 10% so với USD.
Đồng bạc xanh có thể còn mạnh lên thêm trong năm nay, nhưng không phải ở tốc độ của năm 2015. USD tăng giá là sự kết hợp của các tin tốt và tin xấu.
Đây là tin tốt vì một đồng tiền yếu hơn cho phép thị trường mới nổi bán sản phẩm ra nước ngoài với giá rẻ hơn, làm chúng hấp dẫn hơn trong mắt khách mua nước ngoài. Điều này cuối cùng sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu và tiếp theo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là điểm đem lại lợi ích lâu dài.
Ngược lại, tin xấu là các thị trường mới nổi phải trả một phần nợ bằng đồng đô la Mỹ. Theo ngân hàng Wells Fargo, tổng cộng, có 3.000 tỉ nợ bằng đồng đô la ở thị trường mới nổi. Khi USD mạnh lên, khoản nợ đó trở nên khó khăn hơn để thanh toán. Khoản nợ trên đắt đỏ đến mức nào phụ thuộc phần lớn vào Fed và việc họ sẽ nâng lãi suất lên bao nhiêu trong năm 2016. Lãi suất cao hơn thường khiến USD mạnh hơn.
Song tựu chung, các thị trường mới nổi đang có khoản nợ bằng đồng đô la Mỹ ít hơn so với khoản họ đã từng có trong những thập niên qua. Điều này giúp họ bớt tổn thương hơn khi USD tăng giá. Nhiều lãnh đạo các thị trường mới nổi thậm chí còn thực sự vui mừng khi Fed tăng lãi suất. Đã từng có nhiều sự không chắc chắn bủa vây đợt nâng lãi suất lần đầu tiên sau một thập niên của Fed và giờ đây, chuyện đó đã được thực hiện.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.