Đến 19 giờ ngày 1.1, tức khoảng 32 giờ cứu hộ xuyên suốt dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, lực lượng chức năng vẫn chưa thể tiếp cận được bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi, ngụ xã Phú Lợi, H.Thanh Bình) bị rơi xuống móng cọc bê tông thi công cầu Rọc Sen, thuộc công trình đường ĐT- 857.
Hoàn cảnh khốn khó của gia đình bé trai rơi xuống cọc bê tông ở Đồng Tháp |
Hiện trường cứu hộ bé bị tai nạn, nhìn từ trên cao |
Trần Ngọc |
Việc cứu hộ sẽ khả quan hơn?
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, việc cứu hộ có thể sẽ khả quan hơn khi máy khoan cọc nhồi chuyên dụng được huy động từ H.Tháp Mười cách đó vài chục km đã được điều đến hiện trường bằng đường thủy.
Lúc 17 giờ 30 phút máy khoan cọc nhồi được điều từ H.Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đến để cứu hộ cháu bé |
Trần Ngọc |
Theo lực lượng cứu hộ, khi có máy khoan cọc nhồi chuyên dùng đến thì quá trình cứu hộ bé Nam sẽ được khả quan hơn. Bởi tốc độ khoan của máy khoan cọc nhồi có thể khoan gấp nhiều lần máy khoan địa chất đang sử dụng. Từ việc đẩy nhanh tiến độ khoan vào vị trí móng cọc bê tông mố cầu, nơi bé Hạo Nam bị nạn sẽ làm giảm lực ma sát của cọc với lớp đất sét rất dầy tại vị trí thi công nhằm nhổ được móng cọc bê tông lên để tiếp cận với cháu bé bị nạn.
Dừng thăm dò hình ảnh, đưa búa rung đến cứu nạn bé Hạo Nam dưới ống cọc bê tông |
Huy động mọi nguồn lực, thiết bị để cứu bé
Đến nay, ô xy được bơm 24/24 để tiếp ứng cho bé Hạo Nam bị mắc kẹt trong lòng trụ.
Ô xy liên tục được đưa đến hiện trường để tiếp cho bé bị nạn |
Trần Ngọc |
Như Thanh Niên đã thông tin, khoảng 11 giờ 30 phút ngày 31.12.2022, có khoảng 5 trẻ em ở xã Phú Lợi (trong đó bé Thái Lý Hạo Nam) đến địa điểm thi công cầu Rọc Sen thuộc công trình đường ĐT-857 chơi. Bất ngờ, Nam bị lọt xuống trụ bê tông đóng cừ thi công cầu, trụ này rỗng bên trong có đường kính lọt lòng 25 cm đã được đóng xuống đất sâu 35 mét.
Phát hiện sự việc, các em đi cùng với Nam tri hô để người lớn gần đó cùng gia đình ứng cứu nhưng không thành, nên đã báo lực lượng chức năng xử lý. Lực lượng cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp tỉnh Đồng Tháp nhanh chóng có mặt tại hiện trường để cứu hộ.
Cọc bê tông bé rơi vào mắc kẹt chỉ rộng 25 cm |
trần Ngọc |
Để cứu hộ cháu bé bị nạn, lực lượng cứu hộ đã dùng nhiều phương án và bơm liên tục ô xy và truyền nước uống để Nam cầm cự. Có 3 máy kobe và 1 cần cẩu 50 tấn được huy động đến hiện trường để cứu hộ. Lực lượng cứu hộ đã đào đất quanh vị trí cọc bê tông bé trai bị tai nạn để tạo một hố rộng khoảng 10 m nhằm triển khai việc xử lý cứu hộ cháu Nam.
Do cọc bê tông được đóng sâu trong lòng đất xuyên qua một lớp đất sét dày hơn chục mét nên rất khó để có thể nhổ cọc bê tông lên để cứu hộ cháu bé. Qua đó, lực lượng cứu hộ được lệnh dùng máy khoan địa chất để khoan quanh vị trí móng cọc bé bị nạn để làm nhão đất và làm bớt lực ma sát giữa đất và cọc bê tông để nhổ cọc bê tông, cứu hộ cháu bé. Ngoài ra, lực lượng cứu hộ đang điều máy khoan cọc nhồi đến để đẩy nhanh phương án cứu hộ.
Hiện trường cứu hộ bé bị nạn vào lúc 16 giờ ngày 1.1 |
trần Ngọc |
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, khó khăn nhất trong việc cứu hộ là tỉnh phải chạy đua với thời gian để cứu bé. Tại hiện trường, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực, thiết bị và con người để cứu bé trai bị nạn.
Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục thông tin việc cứu hộ bé trai bị rơi xuống móng cọc bê tông sâu 35 mét.
Bình luận (0)