4 lý do Taliban thảm sát tại trường học Pakistan

17/12/2014 07:59 GMT+7

(TNO) Tại sao lại là trường học ở Peshawar, tại sao lại giết trẻ em, và tại sao là lúc này? Người Mỹ là nguyên nhân cho việc Taliban Pakistan (TTP) thảm sát ít nhất 141 người vừa qua, nhưng bên cạnh đó còn có động cơ nào khác?

(TNO) Tại sao lại là trường học ở Peshawar, tại sao lại giết trẻ em, và tại sao là lúc này?Người Mỹ là nguyên nhân cho việc Taliban Pakistan (TTP) thảm sát ít nhất 141 người vừa qua, trong đó có 132 trẻ em nhưng bên cạnh đó còn có động cơ nào khác?

Các tay súng của lực lượng Taliban tại Pakistan đã gây chấn động thế giới hôm 16.12 sau khi tấn công một trường học tại Peshawar làm chết ít nhất 141 người. Trong số này có 132 trẻ em thiệt mạng, gây phẫn nộ cho cộng đồng quốc tế.
Khung cảnh tang tóc tại Peshawar

Khung cảnh tang tóc tại Peshawar - Ảnh: Reuters

Trang CNN đã đặt câu hỏi: Tại sao các tổ chức khủng bố vốn hay viện “công lý” cho hành động, lại làm chuyện tày trời như vậy, và họ được gì qua hành động đó? Từ tính thời điểm cho đến lý do được tuyên bố và nguyên nhân sâu xa, có thể nhìn thấy được ít nhất 4 động cơ cốt lõi cho vụ thảm sát man rợ này.
Đổ lỗi cho Mỹ
Sau vụ việc qua, TTP đã đứng ra nhận trách nhiệm và tuyên bố họ hành động để “trả thù cuộc tấn công của quân đội Pakistan vào Taliban ở Bắc Waziristan trước đó”, theo Washington Post ngày 16.12.
Tuy nhiên về mặt cốt lõi, chính việc khu vực Peshawar hiện vẫn đang được cho là do quân đội Pakistan được Mỹ hỗ trợ mới là nguyên nhân. “Chúng làm chết con em chúng tôi, nên đây là hành động trả đũa... Họ phải nếm mùi đau đớn”, The Guardian dẫn lời phát ngôn viên TTP nói.
Phụ huynh đau đớn vì thiệt hại tính mạng trẻ em của cuộc tấn công
Phụ huynh đau đớn vì thiệt hại tính mạng trẻ em của cuộc tấn công - Ảnh: Reuters
Trường học tại Peshawar được quân đội xây dựng, và học sinh là thành phần con cái của những người lính của quân đội Pakistan, theo thedailybeast. Và như lời tuyên bố của TTP, "cái chết ban cho" ít nhất 141 người vừa qua là xứng đáng, vì đã dám theo Mỹ. 
CNN cho biết TTP có một hệ thống tư tưởng chống kiểu giáo dục phương Tây. Điều này dễ hiểu tại sao một thành viên của TTP nói rằng “lũ trẻ mà vô tội, khi chúng mặc sơ mi thắt cà vạt ư?”.
Nhắm Obama và... giải Nobel hòa bình
Vụ tấn công đẫm máu này được thực hiện sau khi cô Malala Yousafzai, nữ sinh 17 tuổi từng bị TTP bắn, nhận giải Nobel hòa bình. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã nhận giải này năm 2009, và đó luôn là mục tiêu công kích của các nước Hồi giáo, theo CNN.
Tổng thống Mý Obama
Tổng thống Mý Obama - Ảnh: Reuters
Một thống kê đã chỉ ra rằng kể từ lúc nhận Nobel hòa bình, ông Obama đã... rải bom khắp 7 nước Hồi giáo bao gồm: Afghanistan, Pakistan, Yemen, Somalia, Libya and Iraq và Syria. Tất cả đều với lý do chống phiến quân, khủng bố.
Ngoài ra trong năm nay, trang báo Nga Russia Today đưa tin nghị sĩ Nga Lyudmila Bokova đã nhiều lần kêu gọi tước Nobel hòa bình của ông Obama vì chính sách “ném bom” ấy.
Răn đe phe thân Mỹ
Xét ở tính thời điểm, việc thực hiện vụ thảm sát “tệ hại nhất lịch sử bạo loạn Pakistan” có lẽ liên quan tới Afghanistan.
Taliban ở Afghanistan và TTP có quan hệ mật thiết với nhau, và cùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của al-Qaeda. Hồi tháng 9, Afghanistan đã đưa ông Ashraf Ghani làm tân tổng thống, và đây là mấu chốt vấn đề.
Các tay súng Taliban
Các tay súng Taliban - Ảnh: Reuters
Trong thời gian ấy, cựu tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã tố cáo chính Mỹ đã gây đổ máu tại đây vì cuộc chiến chống... Taliban. Và khi ông Ghani lên nắm quyền, Mỹ và Afghanistan xem ra tiến gần với nhau hơn trong việc đánh Taliban.
Đó là mầm họa cho TTP vì cơ sở quân sự được đóng gần biên giới Pakistan – Afghanistan. Việc “tấn công trường học vì nơi đây dám chơi với Mỹ” cũng là động thái để TTP nhấn mạnh rằng quân đội Pakistan nên biết điều thì dân thường sẽ không thiệt mạng, CNN nhận định.
Giành ảnh hưởng với IS?
Cũng trong bài viết trên, CNN cho biết lực lượng Taliban gần đây bắt đầu phân tán khi nhiều tay súng đã chuyển sang phục vụ Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) – một tổ chức khủng bố đang là mối hiểm họa của thế giới, theo tuyên bố của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 10.
IS đang có sức ảnh hưởng lớn hơn Taliban
IS đang có sức ảnh hưởng lớn hơn Taliban - Ảnh: Reuters
Cũng trong tháng 10, đại diện TTP lên tiếng ủng hộ IS và khen ngợi “thành tích” của nhóm này, song chỉ 2 tuần sau đó NBC News đưa tin TTP đã bắn chết phát ngôn viên của mình cùng 5 chỉ huy khác vì dám “thề trung thành với IS”.
Sajjan Gohel, Giám đốc an ninh quốc tế thuộc cơ quan nghiên cứu Quỹ Châu Á Thái Bình Dương cho rằng TTP muốn dùng vũ lực, chính trị để kiểm soát các khu vực bộ lạc (trong đó có Peshawar). Và có thể trong lúc IS đang kiếm được nhiều tiền hơn, ảnh hưởng lớn hơn, cú tấn công vừa qua là một cách để TTP “thị uy” trong hàng ngũ những kẻ khủng bố trên thế giới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.