400 đại biểu tham dự Hội nghị pháp quy hạt nhân lần thứ 2

19/05/2015 12:00 GMT+7

(TNO) Khoảng 400 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, trường đại học, cùng các khách mời quốc tế đến từ các tổ chức PNC, IAEA, RCF, EC, ASEATOM... tham dự Hội nghị Pháp quy hạt nhân lần thứ 2.

(TNO) Khoảng 400 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, trường đại học, cùng các khách mời quốc tế đến từ các tổ chức PNC, IAEA, RCF, EC, ASEATOM... tham dự Hội nghị Pháp quy hạt nhân lần thứ 2.

Hội nghị pháp quy hạt nhân lần thứ 2Hội nghị Pháp qui hạt nhân tại Đà Lạt - Ảnh: Lâm Viên
Sáng 19.5, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN), thuộc Bộ Khoa học và Công Nghệ phối hợp với Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN), Sở KH&CN Lâm Đồng, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong Công nghiệp tổ chức Hội nghị Pháp quy hạt nhân lần thứ 2. 
Khoảng 400 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, các trường đại học, các tỉnh thành trong nước, cùng các các đại biểu quốc tế đến từ các tổ chức PNC, IAEA, RCF, EC, ASEATOM; cơ quan pháp quy hạt nhân các nước Đông Nam Á, Cơ quan pháp quy hạt nhân của các nước cung cấp công nghệ điện hạt nhân dự kiến cho Việt Nam, các tổ chức nghiên cứu phát triển, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật của các nước về pháp quy hạt nhân; các doanh nghiệp, tập đoàn về điện hạt nhân.
Theo ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN, mục đích hội nghị nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm và kết quả hoạt động pháp quy hạt nhân kể từ Hội nghị Pháp quy hạt nhân lần 1 (năm 2013); công tác quản lý an toàn bức xạ tại các địa phương và các cơ sở bức xạ. Thảo luận về hợp tác pháp quy hạt nhân giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế và các nước.
Hội nghị pháp quy hạt nhân lần thứ 2 2Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt - Ảnh: Lâm Viên
Trong 3 ngày, các đại biểu được phân ra 13 tiểu ban để trao đổi các nội dung chính như: Các vấn đề chung về hoạt động và hợp tác pháp quy hạt nhân; Chính sách và quy phạm về nhà máy điện hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Quản lý phóng xạ môi trường và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; Quản lý an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân; Quản lý an toàn bức xạ trong y tế; Quản lý an toàn bức xạ trong công nghiệp; Quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ tại địa phương; Thực thi các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh, không phổ biến hạt nhân và cấm thử hạt nhân toàn diện…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.