Tự động phát
Theo cơ quan phòng chống thảm họa Indonesia, trong ngày 2.1, số người chết ở thủ đô Jakarta và các khu vực lân cận đã tăng đến 43 người. Hàng chục ngàn người đã phải di dời. Lũ quét theo sau những đợt mưa xối xả trong hai ngày 31.12 và 1.1, gây sạt lở đất ở Jakarta và các thị trấn lân cận, nơi có khoảng 30 triệu người sinh sống.
|
Cơ quan chức năng Indonesia nói đây là một trong những hiện tượng thời tiết cực đoan nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận dữ liệu vào năm 1866. Biến đổi khí hậu đã làm tăng nguy cơ thời tiết khắc nghiệt. Dự báo sẽ có mưa nhiều hơn trong những ngày tới.
Hai máy bay nhỏ đã sẵn sàng đi diệt mây gây mưa trên bầu trời eo biển Sunda. Một máy bay lớn hơn cũng đã sẵn sàng. “Tất cả các đám mây di chuyển về phía khu vực Greater Jakarta, được dự đoán sẽ gây ra lượng mưa ở đó, sẽ bị xử lý bằng natri clorua (NaCl). Hi vọng mây sẽ bị xóa tan trước khi đến khu vực Greater Jakarta.” Việc bắn muối NaCl vào mây để gây mưa thường được sử dụng ở Indonesia để dập tắt cháy rừng trong mùa khô.
|
Dự báo thời tiết cực đoan có thể tiếp tục kéo dài đến ngày 7.1, còn mưa lớn có thể kéo dài đến giữa tháng 2.2020. Hôm 2.1, các nhà chức trách đã sử dụng hàng trăm máy bơm để hút nước ra khỏi khu dân cư và cơ sở hạ tầng công cộng như đường sắt. Tổng thống Joko Widodo nói nguyên nhân là sự chậm trễ trong các dự án cơ sở hạ tầng kiểm soát lũ cho thảm họa, bao gồm xây dựng một kênh đào đã bị trì hoãn kể từ năm 2017 do vấn đề thu hồi đất.
Năm 2019, ông Widodo tuyên bố sẽ dời thủ đô Indonesia đến tỉnh East Kalimantan trên đảo Borneo để giảm bớt gánh nặng cho Jakarta, nơi dân cư quá tải và đang dần chìm xuống. Hơn 50 người đã chết trong một trong những trận lụt kinh hoàng nhất năm 2007 và 5 năm trước, phần lớn trung tâm thành phố đã bị ngập lụt sau khi nước từ kênh rạch tràn vào gây lũ quét.
lũ quét
lũ lụt
lũ quét Indonesia
lũ lụt chết người Indonesia
lũ lụt Indonesia
thảm họa Indonesia
lũ quét Jakarta
Bình luận (0)