46 ‘điểm đen’ giữa Hà Nội

18/06/2015 05:27 GMT+7

Hàng loạt công trình giao thông lớn đồng loạt triển khai, rồi “trùm mền”, thi công ì ạch, chậm tiến độ biến Hà Nội thành một “đại công trường” ngổn ngang, làm ùn tắc giao thông...

Hàng loạt công trình giao thông lớn đồng loạt triển khai, rồi “trùm mền”, thi công ì ạch, chậm tiến độ biến Hà Nội thành một “đại công trường” ngổn ngang, làm ùn tắc giao thông...

Chiều 17.6, công nhân tiếp tục quây tôn rào chắn đường Láng làm công trường Chiều 17.6, công nhân tiếp tục quây tôn rào chắn đường Láng làm công trường   Ảnh: Lê Quân

Hằng ngày đi từ nhà ở Hà Đông tới công ty trên đường Phạm Hùng (Hà Nội), anh Hân phải vội đi sớm nhưng vẫn không tránh được ùn tắc ở ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, vốn bị hàng rào vây kín phục vụ công trường hầm chui nút giao Thanh Xuân, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Hai bên đường là nhiều trường học, nhà máy, công sở, khu dân cư với mật độ giao thông đông đúc, việc lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân) càng khó khăn hơn khi có thêm hai dự án trên. Rào chắn công trình chiếm toàn bộ dải phân cách ở giữa và một phần lòng đường.

Việc thi công các ga đường sắt như Thượng Đình, Thanh Xuân, La Khê... cần diện tích lớn nên nhà thầu đã xén vỉa hè để mở thêm lòng đường, nhưng vẫn gây ùn tắc những giờ cao điểm. Đáng nói, cả 2 dự án lớn trên đều chậm tiến độ, đặc biệt dự án Cát Linh - Hà Đông chậm 2 năm, khiến nhiều năm nay người dân phải sống cùng các “lô cốt”, giàn giáo thi công.

Dù đã thông xe sau thời gian thi công dài nhưng đường Trường Chinh vẫn giống như đại công trường 1
Dù đã thông xe sau thời gian thi công dài nhưng đường Trường Chinh vẫn giống như đại công trường Dù đã thông xe sau thời gian thi công dài nhưng đường Trường Chinh vẫn giống như đại công trường

Tuyến đường trọng yếu Cầu Giấy - Xuân Thủy - Nhổn cũng trong tình trạng tương tự khi một nửa lòng đường đã được bịt kín cho công trình thi công tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội. Có những đoạn như ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy, “lô cốt” chiếm dụng 3/4 mặt đường, khiến ô tô, xe máy lưu thông phải “bò” lên trên vỉa hè, đi sát vào nhà dân. Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội cũng trong tình trạng chậm tiến độ hơn 10 năm, phải khởi công 2 lần (năm 2006 và năm 2010), liên tục dời mốc khánh thành do thi công ì ạch, đến nay mới chỉ hoàn thành khoảng 20% khối lượng với các hạng mục cọc khoan nhồi, trụ bê tông, các ga trên cao... Vỉa hè, lòng đường dọc các tuyến này thường xuyên trong tình trạng bị đào bới ngổn ngang, thậm chí thành các ổ trâu, ổ gà giữa đường...

Hiện có khoảng 60 vị trí, khu vực đang thi công các công trình giao thông đường bộ, đường sắt trên cao ở Hà Nội. Để giảm bớt ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông, Sở GTVT đã triển khai một số giải pháp như, tổ chức giao thông, yêu cầu các đơn vị thi công đào đường, vỉa hè phải sớm trả lại mặt bằng... Tuy nhiên, theo thống kê, dù các “điểm đen” giao thông đã giảm, nhưng trong số 46 “điểm đen” còn lại (đến cuối năm 2014) thì có tới 12 “điểm đen” phát sinh do việc rào chắn để thi công các công trình giao thông trọng điểm.

Người dân Hà Nội lưu thông dưới bóng “tử thần”Người dân Hà Nội lưu thông dưới bóng “tử thần” - Ảnh: Lê Quân

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu VN nhìn nhận điểm yếu của các nhà quản lý là chưa hệ thống hóa ngay từ các khâu quy hoạch ban đầu. Nhìn nhận về tiến độ của tuyến đường sắt Cát Linh - ga Hà Nội, ông Hiệp cho rằng đơn vị quản lý cần có trách nhiệm, thái độ kiên quyết hơn. “Cần đẩy nhanh thi công các công trình công cộng, đặc biệt là 2 tuyến đường sắt trên cao để hạn chế tai nạn, giải quyết được những hệ lụy do các công trình gây ra. Có thể nghiên cứu phương án làm đêm như nhiều nước”, ông Hiệp nói.             

Dù chủ đầu tư, nhà thầu các dự án đều cam kết thi công an toàn, tuy nhiên, những “lô cốt” dày đặc mọc lên giữa các tuyến phố đông đúc khiến nhiều tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra. Cuối năm 2014, tại công trường dự án Cát Linh - Hà Đông đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng, khiến một người chết do bị bó thép rơi trúng người; tại khu vực thi công ga bến xe Hà Đông (đường Trần Phú) thì giàn giáo dài 10 m, cao 6 m sập đè taxi đang lưu thông. Chưa kể, nhiều người dân đi dưới các lô cốt thi công của dự án này trước đây đã bị vữa bê tông, mạt hàn xì rơi vào người.

Ngay tại dự án Nhổn - ga Hà Nội, liên tiếp hai ngày trong tháng 5.2015 đã xảy ra 2 sự cố - một thanh cọc cừ rơi chắn ngang đường và cả chiếc cần cẩu dài 10 m đổ sập vào nhà dân trên đường Cầu Giấy.

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.