(TNO) Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba kể từ khi hai nước cắt đứt quan hệ vào năm 1961. Dưới đây là 5 bước tiến lớn trong tuyên bố của ông Obama, theo USA Today hôm nay 18.12.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro cùng tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao - Ảnh: Reuters
|
5 bước tiến lớn trong chính sách bình thường hóa quan hệ được rút ra từ thông cáo báo chí của Nhà Trắng công bố vào rạng sáng nay 18.12 trên trang web của chính phủ Mỹ. Thông cáo có tựa đề “Vạch ra đường lối mới với Cuba”.
1.Thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức
Trong vài tháng tới, chính phủ Mỹ sẽ mở đại sứ quán tại Hanava, thủ đô của Cuba, đồng thời tiến hành các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước. Để mở đầu cho tiến trình bình thường hóa quan hệ, ông Roberta S. Jacobson, trợ lý Ngoại trưởng đặc trách khu vực Tây bán cầu sẽ dẫn đầu phái đoàn Mỹ trong chuyến viếng thăm chính thức đến Cuba vào tháng 1.2015.
2.Mở rộng thương mại và đi lại
Chính quyền Mỹ sẽ nới rộng việc đi lại của người dân Cuba bao gồm các cuộc thăm viếng gia đình cũng như gặp gỡ giao thương.
Chính sách mở rộng thương mại với chủ trương “hỗ trợ nhân dân Cuba” cho phép du khách Mỹ được mua các sản phẩm của Cuba với tổng trị giá dưới 400 USD, trong đó không quá 100 USD cho các mặt hàng thuốc lá và rượu bia.
Mặt khác, nhiều mặt hàng được cấp phép xuất khẩu qua Cuba như vật liệu xây dựng cho công trình nhà ở tư nhân, hàng hóa cho doanh nghiệp và nông cụ cho các gia đình nông dân.
3. Tạo điều kiện chuyển khoản ngoại tệ
Đối với các gia đình Mỹ chuyển tiền qua Cuba, mức chuyển khoản sẽ được tăng từ 500 USD lên 2.000 USD cho mỗi quý. Đặc biệt, các gói hỗ trợ kinh tế cho những dự án nhân đạo và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ không đòi hỏi bất cứ giấy phép nào.
4. Phát triển hệ thống Internet
Cuba là một trong những nước có tỷ lệ người dân tiếp xúc với mạng Internet thấp nhất thế giới. Gói cước viễn thông ở Cuba rất cao trong khi chất lượng dịch vụ thấp.
Mỹ sẽ xuất khẩu các thiết bị thông tin liên lạc, phần mềm cũng như các mặt hàng liên quan, để hỗ trợ nhân dân Cuba trong việc giao tiếp, liên lạc với thế giới bên ngoài.
Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được phép đầu tư cơ sở hạ tầng ở Cuba để cung cấp dịch vụ thương mại viễn thông và Internet.
1.Thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức
Trong vài tháng tới, chính phủ Mỹ sẽ mở đại sứ quán tại Hanava, thủ đô của Cuba, đồng thời tiến hành các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước. Để mở đầu cho tiến trình bình thường hóa quan hệ, ông Roberta S. Jacobson, trợ lý Ngoại trưởng đặc trách khu vực Tây bán cầu sẽ dẫn đầu phái đoàn Mỹ trong chuyến viếng thăm chính thức đến Cuba vào tháng 1.2015.
2.Mở rộng thương mại và đi lại
Chính quyền Mỹ sẽ nới rộng việc đi lại của người dân Cuba bao gồm các cuộc thăm viếng gia đình cũng như gặp gỡ giao thương.
Chính sách mở rộng thương mại với chủ trương “hỗ trợ nhân dân Cuba” cho phép du khách Mỹ được mua các sản phẩm của Cuba với tổng trị giá dưới 400 USD, trong đó không quá 100 USD cho các mặt hàng thuốc lá và rượu bia.
Mặt khác, nhiều mặt hàng được cấp phép xuất khẩu qua Cuba như vật liệu xây dựng cho công trình nhà ở tư nhân, hàng hóa cho doanh nghiệp và nông cụ cho các gia đình nông dân.
Mỹ và Cuba nối lại quan hệ ngoại giao bị cắt đứt từ năm 1961 - Ảnh: AFP
|
3. Tạo điều kiện chuyển khoản ngoại tệ
Đối với các gia đình Mỹ chuyển tiền qua Cuba, mức chuyển khoản sẽ được tăng từ 500 USD lên 2.000 USD cho mỗi quý. Đặc biệt, các gói hỗ trợ kinh tế cho những dự án nhân đạo và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ không đòi hỏi bất cứ giấy phép nào.
4. Phát triển hệ thống Internet
Cuba là một trong những nước có tỷ lệ người dân tiếp xúc với mạng Internet thấp nhất thế giới. Gói cước viễn thông ở Cuba rất cao trong khi chất lượng dịch vụ thấp.
Mỹ sẽ xuất khẩu các thiết bị thông tin liên lạc, phần mềm cũng như các mặt hàng liên quan, để hỗ trợ nhân dân Cuba trong việc giao tiếp, liên lạc với thế giới bên ngoài.
Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được phép đầu tư cơ sở hạ tầng ở Cuba để cung cấp dịch vụ thương mại viễn thông và Internet.
5. Điều tra về tài trợ khủng bố
Cuba bị liệt vào nhóm các nước tài trợ cho khủng bố từ năm 1982. Tổng thống Barack Obama đã chỉ thị cho các Bộ điều tra nhanh chóng và gửi báo cáo cho ông về vấn đề viện trợ khủng bố của Cuba trong vòng 6 tháng gần đây, để làm rõ có hay không sự liên quan của Cuba trước khi đưa quốc gia này ra khỏi danh sách.
Trong đoạn kết của thông cáo “Vạch ra đường lối mới với Cuba”, Mỹ đã cho thấy quyết tâm gầy dựng lại mối quan hệ song phương vốn đã bị đóng băng hơn nửa thế kỉ, “nhân dân Cuba xứng đáng nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ Mỹ và tất cả những cam kết chắc chắn sẽ được thực hiện”.
Cuba bị liệt vào nhóm các nước tài trợ cho khủng bố từ năm 1982. Tổng thống Barack Obama đã chỉ thị cho các Bộ điều tra nhanh chóng và gửi báo cáo cho ông về vấn đề viện trợ khủng bố của Cuba trong vòng 6 tháng gần đây, để làm rõ có hay không sự liên quan của Cuba trước khi đưa quốc gia này ra khỏi danh sách.
Trong đoạn kết của thông cáo “Vạch ra đường lối mới với Cuba”, Mỹ đã cho thấy quyết tâm gầy dựng lại mối quan hệ song phương vốn đã bị đóng băng hơn nửa thế kỉ, “nhân dân Cuba xứng đáng nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ Mỹ và tất cả những cam kết chắc chắn sẽ được thực hiện”.
Bình luận (0)