Vậy nâng mũi cần lưu ý những điều “cấm kỵ” nào?
|
5 điều “cấm kỵ” dưới đây khách hàng nên biết trước khi quyết định nâng mũi.
- Không lạm dụng sụn nhân tạo để kéo dài đầu mũi
Xưa nay mọi người đều nghĩ rằng, mũi ngắn thì đặt sụn vào đẩy đầu mũi dài ra, điều này hoàn toàn sai lầm. Sụn nhân tạo có tính chất bào mòn da, khi đặt sụn nhân tạo vào cả sóng và đầu mũi, qua thời gian phần sụn sẽ tụt xuống. Giá đỡ cho sụn nhân tạo lúc này là lớp da đầu mũi mỏng manh nên sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng mỏng, lộ sóng, bóng đỏ, thủng da đầu mũi.
Một trong những phương pháp có thể kéo dài đầu mũi ngắn một cách an toàn là sử dụng sụn vách ngăn.
Cố tình lạm dụng sụn nhân tạo để kéo dài cho cả phần sóng mũi và đầu mũi sẽ gây thô cứng dáng mũi, lộ sóng, mỏng da đầu mũi, dấu hiệu lộ rõ đầu sụn ở chóp mũi.
- Không lạm dụng sụn tự thân để nâng cao sóng mũi
Với một số khách hàng khi thực hiện thẩm mỹ đều yêu cầu sử dụng sụn tự thân bao bọc phần đầu mũi và sóng mũi. Ai cũng cho rằng dùng sụn tự thân sẽ có độ tương thích cao và an toàn. Tuy nhiên, sụn tự thân nên sử dụng để bao bọc đầu mũi, không nên dùng để nâng cao phần sóng. Nếu lạm dụng sụn tai để nâng cao sóng, sau một thời gian dáng mũi sẽ bị thay đổi do cơ chế co rút, biến dạng dáng mũi như nhiều người thường gặp.
Dùng sụn tự thân là tốt nhưng cần áp dụng đúng loại sụn cho đúng chức năng và vị trí của nó. Không nên lạm dụng sụn tự thân để nâng cao sóng mũi khi chưa được bác sĩ tư vấn cụ thể.
- Trường hợp da mũi quá mỏng không nên nâng mũi khi không có vật liệu hỗ trợ
Nhiều khách hàng có cấu tạo vùng da mũi rất mỏng, nếu cũng làm phẫu thuật nâng mũi như những khách hàng có cấu tạo da bình thường sẽ dễ bị bóng đỏ, lộ sóng,… Do đó, với những trường hợp khách hàng có cấu tạo vùng da mũi rất mỏng này, cần được kết hợp với các loại vật liệu hỗ trợ, có thể là các loại tế bào được chiết xuất từ da người có độ tương thích cao với cơ thể, để đảm bảo tính an toàn và lâu dài.
- Không nâng cao sóng mũi khi phần xương quá to, bè và gồ ghề
Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp khách hàng có vùng xương sóng mũi to, bè, hoặc bị gồ ghề nhưng vẫn thực hiện phẫu thuật đặt sóng khiến cho sóng mũi sau khi nâng tuy cao nhưng to thô và giả tạo, hoặc càng gồ ghề mất thẩm mỹ. Vậy trong trường hợp nếu khách hàng có xương sóng mũi này, cần được làm chỉnh hình thon gọn trước sau đó mới thực hiện đặt sóng lên, như vậy mới đảm bảo dáng mũi cao và đẹp tự nhiên.
- Cần chọn địa điểm thẩm mỹ uy tín
Đây là điều đặc biệt quan trọng mà khách hàng cần phải lưu ý. Bởi nếu nâng mũi ở những cơ sở “chui”, kém chất lượng, không có giấy phép hoạt động, sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường cả về mặt thẩm mỹ và sức khỏe của khách hàng. Làm đẹp là nhu cầu thiết thực, nhưng khách hàng cần thực sự tỉnh táo khi chọn lựa cơ sở thẩm mỹ uy tín trước có bất kỳ quyết định nào.
Trên đây là những kinh nghiệm mà các chuyên gia Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ - Thẩm mỹ quốc tế KOKO mang đến cho khách hàng, giúp mọi người cái nhìn mới về nâng mũi và đưa ra quyết định phẫu thuật phù hợp nhất cho mình.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.
|
Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ - Thẩm mỹ quốc tế KOKO
Số 94 đường số 6, Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp. TP.HCM
Hotline tư vấn: 0973.820.820 - 0974.409.409
Website: https://thammykoko.com/
|
Bình luận (0)