5 điều khiến bạn không ‘sợ’ sếp của mình

12/03/2016 15:02 GMT+7

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Hiệp hội tâm lý Mỹ (American Psychological Association) cho thấy, hơn 50% trong số chúng ta kiểm tra email công việc ngoài giờ làm việc chính thức, kể cả cuối tuần, khi nghỉ phép và thậm chí khi đang bị bệnh.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Hiệp hội tâm lý Mỹ (American Psychological Association) cho thấy, hơn 50% trong số chúng ta kiểm tra email công việc ngoài giờ làm việc chính thức, kể cả cuối tuần, khi nghỉ phép và thậm chí khi đang bị bệnh.

Ảnh chụp màn hình The Huffington PostẢnh chụp màn hình The Huffington Post
Điều này kéo dài sẽ đe dọa đến sức khỏe, tăng nguy cơ bệnh tim, trầm cảm, béo phì và giảm khả năng nhận thức của bản thân.
Vì vậy, điều chúng ta cần làm là phân biệt, thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân với sếp để không phải cho không những giá trị vô cùng to lớn, theo The Huffington Post.
Sức khỏe
Thật khó để dành thời gian chăm sóc sức khỏe vì khối lượng công việc và deadline mà bạn phải đối mặt hằng ngày. Nhưng nếu thật sự muốn cải thiện, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được bằng cách: đi bộ tới chỗ ăn trưa, dùng thang bộ, không làm việc ngày cuối tuần, tận dụng hết các kỳ nghỉ phép hằng năm. Quan trọng hơn, bạn cũng nên tự lập kế hoạch thời gian làm việc, duy trì nó như một thói quen hằng ngày và cho sếp biết lịch làm việc của mình.
Gia đình
Chúng ta có xu hướng hy sinh thời gian dành cho gia đình để làm việc, vì chúng ta thường có suy nghĩ công việc chính là phương tiện để nuôi sống gia đình. Mặc dù suy nghĩ này không sai, nhưng nếu quá sa đà vào công việc, chúng ta sẽ vô tình mắc một món nợ tinh thần về thời gian, sự quan tâm đối với gia đình.
Tinh thần minh mẫn, tỉnh táo
Một công việc khiến bạn mất đi sự minh mẫn, tỉnh táo thì đó không phải là dấu hiệu tốt. Tinh thần của bạn là thứ sếp không thể quản lý, điều khiển. Khi bạn đã hoàn thành công việc, nhưng sếp vẫn muốn bạn làm hơn mà không có trợ cấp đặc biệt thì cách tốt nhất là bạn nên học cách từ chối. Chính cuộc sống bên ngoài giờ làm việc, những sở thích, thời gian thư giãn với gia đình, bạn bè mới giúp bạn trở nên vui tươi, lấy lại năng lượng để làm việc năng suất hơn.
Mối quan hệ cá nhân
Bạn có thể biết ơn sếp của mình vì những hỗ trợ, cơ hội trong công việc, nhưng bạn không nợ sếp những mối quan hệ cá nhân. Số điện thoại, email, địa chỉ liên lạc, những mối quan hệ mà bạn có là kết quả của cả một quá trình nỗ lực và đó là tài sản riêng thuộc về bạn. Bạn nên cẩn thận trong việc quản lý để tránh những điều đáng tiếc về sau.
Cá tính riêng
Hy sinh cá tính, đánh mất mình vì công việc là một trong những điều đáng tiếc. Một khi bạn nhận ra hành động, niềm tin và những giá trị sống của mình không còn nằm trong tầm kiểm soát, sự liên kết vốn có ban đầu, thì đó là lúc bạn nên dừng lại để suy nghĩ, trao đổi thẳng thắn với sếp, chia sẻ với gia đình, bạn bè thân thiết để tìm cách giải quyết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.