|
1. P-51 Mustang
Mùa thu năm 1943, vào Thế chiến 2, Mỹ thực hiện chiến dịch Schweinfurt–Regensburgm, cử lượng lớn máy bay đánh bom tiến vào không phận Đức, phá hỏng lá chắn phòng không quân phát xít. Thế nhưng lúc đó, lực lượng phòng không của Đức vô cùng mạnh, gây tổn thất lớn cho không quân Mỹ. Tháng 10.1943, không quân Mỹ mất 20% số máy bay đánh bom khi vừa tiến vào Schweinfurt.
Lo sợ tất cả máy bay ném bom bị phá hủy trước khi chiến dịch thành công, Mỹ đưa ra phương án gửi máy bay hộ tống đến Đức để hỗ trợ máy bay đánh bom. Lúc bấy giờ, những máy bay xuất sắc nhất của không quân Mỹ như P-47 Thunderbolt hay P-38 Lightning được tiến cử. Tuy nhiên, cả hai không thể bay đường dài để hộ tống lực lượng đánh bom.
Ngay lúc cấp bách ấy, chiếc tiêm kích P-51 Mustang, với thiết kế rất bình thường, hỏa lực ở mức trung bình nhưng gọn gàng, nhanh nhẹn và có tầm bay 1500 dặm, đã trở thành vũ khí nguy hiểm nhất hộ tống máy bay đánh bom Mỹ vào sâu không phận Đức, đưa Mỹ về thế chủ động. Nếu không có P-15 Mustang, chiến dịch ném bom của Mỹ nhiều khả năng sẽ thất bại.
|
2. F-4U Corsair
Tiêm kích F-4U Corsair được lính Nhật gọi là “Tiếng rít của tử thần”. Máy bay này đã tung hoành trên nhiều chiến trường trong lịch sử, đáng chú ý nhất có mặt trận Thái Bình Dương của quân Mỹ trong Thế chiến 2. F-4U Corsair huyền thoại được lấy ý tưởng từ phim truyền hình Mỹ nổi tiếng thập niên 70, về đề tài chiến tranh Baa Baa Black Sheep.
F-4U được trang bị động cơ cỡ lớn, cánh dài và được thiết kế như cánh chim hải âu. Chiếc tiêm kích này được thiết kế để phục vụ cho hải quân Mỹ thế nhưng, tốc độ vượt trội khiến nó không thể hạ cánh xuống tàu sân bay. Vì vậy, những chiếc F-4U được Thủy quân lục chiến Mỹ đưa vào biên chế chiến đấu trong những căn cứ nằm ở Thái Bình Dương. F-4U Corsair từng phục vụ quân Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954.
|
3. F-86 Sabre
Sự ra đời của máy bay MiG-15 do Liên Xô chế tạo trong cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953) là một bước ngoặt lớn của lịch sử không quân thế giới. MiG-15 là một trong những máy bay phản lực thành công với cánh xuôi, nổi tiếng trên bầu trời Triều Tiên khi hạ gục mọi loại máy bay cánh thẳng gây tổn thất lớn cho Liên Hiệp Quốc trong thời kỳ đầu cuộc chiến. Cho đến khi máy bay phản lực đầu tiên của không quân Mỹ F-86 Sabre ra đời, cục diện trận chiến mới thay đổi.
Cuộc đối đầu trên không huyền thoại của MiG-15 và F-86 Sabre đã chính thức đưa thế giới bước vào kỷ nguyên của chiến tranh bằng máy bay phản lực. Với hệ thống radar dò tầm xa ngắm bắn tân tiến lúc bấy giờ, chiếc phản lực này đã đưa cuộc chiến tranh Triều Tiên trở về thế cân bằng cho Liên Hiệp Quốc.
|
4. F-4 Phantom II
Ra đời năm 1958, F-4 Phantom II là chiếc máy bay tiêm kích nổi tiếng đã được quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1960 – 1996. Tuy kiểu dáng không đẹp bằng những máy bay thế hệ trước nhưng với hỏa lực mạnh, khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và có độ bền cao, F-4 Phantom đã phục vụ cho quân đội Mỹ trong rất nhiều cuộc xung đột trên thế giới, với vai trò ném bom, chiến đấu và trinh sát.
F-4 được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác và đến năm 2001, vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 được sử dụng ở 11 nước.
|
5. F-15 Eagle
Máy bay tiêm kích F-15 Eagle là một hình mẫu lý tưởng cho việc thiết kế và chế tạo máy bay tiêm kích của Mỹ từ sau cuối Chiến tranh lạnh, cũng như một minh chứng hùng hồn cho nền công nghiệp chế tạo vũ khí và máy bay quân sự lớn mạnh của Mỹ.
Mang biểu tượng chim đại bàng, F-15 Eagle hội đủ những yếu tố của một chiến đấu cơ cao cấp. Với hai động cơ phản lực hạng nặng, F-15 có thể đạt đến tốc độ vượt trội so với các máy bay đời trước. Hệ thống radar dò tầm xa ngắm bắn được cải tiến nhiều so với F-86 Sabre kết hợp với tên lửa khiến F-15 trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Thêm vào đó, hệ thống cánh gọn gàng hơn F-4 Phantom II giúp F-15 trở nên linh hoạt hơn trong chiến đấu. F-15 Eagle dự kiến sẽ phục vụ quân đội Mỹ cho đến hết năm 2025.
Minh Luân - Thiên Thư (theo The National Interest)
>> Máy bay tiêm kích đa năng Su-35
>> Mỹ tạm ngưng sử dụng máy bay tiêm kích F-22
>> Ấn Độ và siêu dự án máy bay tiêm kích
>> F-35, máy bay tiêm kích nhiều tiền lắm tiếng
Bình luận (0)