5 tựa game Android gây ấn tượng trong năm 2015
2015 quả thật là một năm để lại nhiều ấn tượng đặc sắc trong lòng những game thủ của hệ máy di động. Mời các bạn độc giả cùng Thanh Niên Game điểm qua 5 trò chơi tuyệt hảo trên Android.
Tự động phát
1. Fallout Shelter
Link tải game:
Trailer game Fallout Shelter
Người ta nói "con vua thì lại làm vua" quả rất đúng trong trường hợp này. Trước khi trò chơi đình đám Fallout 4 ra mắt, hãng Bethesda đã rất biết cách hâm nóng "tình yêu" từ người hâm mộ bằng cách thả qua "bom hạt nhân" Fallout Shelter lên lãnh địa AppStore và Google Play. Ngay lập tức, hiệu ứng hạt nhân dường như đã tạo nên một kỷ lục khi Fallout Shelter liên tiếp vượt mặt các tựa game khác, đồng thời nhận hàng loạt các đề cử giải thưởng.
Fallout Shelter được đánh giá là "vô đối" trên hệ di động năm 2015 (Ảnh chụp từ màn hình)
Chỉ trong 1 tuần ra mắt, lượt tải về của Fallout Shelter trên AppStore lẫn Google Play đều đạt lên con số hàng triệu. Không cần tranh luận nhiều cũng đủ hiểu rằng, ngôi vị quán quân trong lòng game thủ trên nền di động đã thuộc về Fallout Shelter.
Trailer game thẻ bài Hearthstone (Ảnh: Battle.net)
2. Hearthstone
Link tải game:
Được phát triển bởi những ông lớn ngành sản xuất game - Blizzard Entertainment, Hearthstone đã tạo nên một hiện tượng về game thẻ bài với chiến thuật đánh khá phức tạp và cân não nhưng cũng đầy tính thách thức tạo cảm giác "đã chơi thì không thể ngừng lại" cho các game thủ.
Tương phùng hội ngộ trong Hearthstone là các nhân vật "máu mặt" trong thế giới dòng game Warcraft từ Anduin Wrynn, Hogger, Millhouse Manastorm đến các lớp nhân vật như hiệp sĩ Paladin, phù thủy Warlock, v.v.
Hearthstone là một hiện tượng mới cho game thẻ bài
Đã có rất nhiều game tham khảo theo con đường giống như Hearthstone nhưng đều... sống rất chật vật hoặc đã rút khỏi cuộc chơi. Đơn cử là trường hợp của Quân Bài Huyền Thoại.
3. Minecraft: Story Mode
Link mua game:
Trailer game Minecraft: Story Mode
Có lẽ Minecraft không chiếm được cảm tình từ phần lớn người chơi tại Việt Nam. Điều này cũng khá dễ hiểu khi Minecraft yêu cầu thời lượng chơi khá lớn cũng như sự sáng tạo từ phía game thủ - điều mà phần đông game thủ Việt Nam thực sự không "hảo" cho lắm.
Cốt truyện của Minecraft: Story Mode được rải đều làm 5 phần (Ảnh: Screen Rant)
Tuy nhiên, hiểu được vấn đề "nan giải" này hãng Telltale Games và Mojang đã cùng bắt tay hô biến kiểu chơi bình thường thành qua phong cách phưu lưu point - and - click mang tên Minecraft: Story Mode. Điều khiến người chơi ngạc nhiên so với các tựa game như The Wolf Among Us, Game of Thrones, The Walking Dead đó là tính nhẹ nhàng không hề dung hòa bạo lực hay những vấn đề nhạy cảm. Nếu bạn chưa thử dòng game này, hãy cho nó một cơ hội thử xem!
4. Lifeline
Link mua game:
Trailer game Lifeline
Lifeline là một tựa game mang tính tương tác cao khi bạn vào vai một nhân vật có thể liên lạc với một người đang bị mắc kẹt trên một hành tinh xa lạ. Lối chơi Lifeline vô cùng đơn giản, đơn giản đến nỗi có thể gây... nhàm chán cực độ. Tuy nhiên, chỉ khi mắt thấy tai nghe tay chơi thì bạn mới có cảm nhận được tính hấp dẫn của một trò chơi chỉ thông qua các lời hội thoại cầu cứu và hỗ trợ.
Lifeline tuy có hơi đơn điệu nhưng lại hấp dẫn một cách bí ẩn (Ảnh chụp màn hình Youtube)
Chỉ tiếc một điều, đứa con yêu quý của hãng 3 Minute Games thực sự là trở ngại cho các game thủ Việt Nam với vốn từ vựng tiếng Anh khiêm tốn. Nhưng nếu vượt qua được rào cản ngôn ngữ, Thanh Niên Game cam đoan với các bạn rằng Lifeline thực sự là trò chơi vừa học vừa chơi đúng nghĩa, không chỉ vừa nâng cao tiếng Anh mà còn giúp xả stress khá hữu hiệu.
5. Does not Commute
Link tải game:
Trailer game "hỗn loạn đường phố" Does not Commute
Trong Does not Commute, nhiệm vụ của bạn là vẽ hành trình cho các phương tiện xe để chúng chạy về đích và không... va vào nhau. Điều khó khăn nằm ở việc bạn không biết trước chiếc xe tiếp theo xuất phát ở đâu, cần đi đến điểm nào. Chính điều này đã tạo nên sự hấp dẫn vô cùng đặc biệt cho trò chơi. Chính bạn là người tạo ra thử thách cho mình trong Does not Commute.
Lối chơi Does not Commute đơn giản nhưng lại... phức tạp
Sự sáng tạo của Does not Commute đã lấy trọn vẹn điểm 9 ngay từ khi nhập cuộc vào trong game. Vậy tại sao Does not Commute lại không thể ôm trọn "điểm 10 cho chất lượng"? Câu trả lời khá tế nhị, nhà phát triển Granny Smith đã khôn khéo "ép" người chơi phải dùng tiền để mua các điểm check point nếu không sẽ phải... chơi lại toàn bộ từ đầu. Chính điều này tạo cảm giác khá hụt hẫng đối với các game thủ "ví lép".
Bình luận (0)