1. Một trong những giải đấu được đầu tư hàng đầu khu vực
Theo thống kê, tổng số tiền 16 đội bóng ném vào thị trường chuyển nhượng cầu thủ lên tới 420 triệu USD, chưa kể các thỏa thuận đắt giá với loạt HLV danh tiếng như Felipe Scolari Fabio Capello, Andre Villas-Boas, Gustavo Poyet, Manuel Pellegrini… Sự bạo chi của Trung Quốc vượt xa cả giải Ngoại hạng Anh.
Ngoài ra, các tập đoàn đa quốc gia không tiếc tiền đầu tư vào cơ sở vật chất với hệ thống sân thi đấu, sân tập, phòng chức năng hiện đại bậc nhất. Các sân bóng của đa số đội bóng ở Chinese Super League có sức chứa lớn từ 50.000-60.000 khán giả.
2. Các hợp đồng chuyển nhượng “khủng”
Sau khi gia nhập Chinese Super League với giá chuyển nhượng và mức lương kỷ lục, các danh thủ sớm thể hiện khả năng ở đấu trường mới. “Bom tấn” Carlos Tevez lập tức có bàn thắng trong mùa giải đầu tiên khoác áo Thân Hoa Thượng Hải. Alexandre Pato còn làm tốt hơn với 6 pha lập công sau 12 lần ra sân từ đầu mùa. “Người khổng lồ” Hulk cũng ghi 9 bàn cho Thượng Hải SIPG sau 14 trận đấu.
|
Dừng lại ở con số 16 đội tham gia, tất cả CLB đều tận dụng hết quyền mua ngoại binh để tối đa hóa sức mạnh đội hình, tạo nên sự ganh đua vô cùng kịch tính ở giải đấu. Đứng đầu danh sách mua sắm là Thượng Hải SIPG với 72 triệu USD, cùng quyết tâm lật đổ sự thống trị của Quảng Châu Hằng Đại - đội vô địch Chinese Super League 4 năm liên tiếp. Tân binh vừa lên hạng Thiên Tân Quyền Kiện đứng thứ 4 trong danh sách các CLB chi nhiều nhất với 34 triệu USD.
4. CĐV đến sân ngày càng đông, thu hút nhiều nhà tài trợ lớn
Ở mùa giải năm ngoái, con số CĐV đến sân lên mức 5.800.000 người, gấp hơn 4 lần so với hơn 10 năm trước. Trải qua 13 vòng đấu mùa giải năm nay, số khán giả cũng có sự tăng trưởng hơn 10% so với năm 2016.
Từ 9 triệu USD của Siemens mùa giải đầu, nay giải có nhà tài trợ mới là Ping An Insurance với số chi 30 triệu USD.
5. Thu hút các “đại gia” truyền hình
Vươn ra khỏi phạm vi châu lục, Chinese Super League bắt đầu trở thành một “món ăn quốc tế” khi bản quyền truyền hình của giải đấu được mua bởi các “ông lớn” như Fox Sports, Sky Sport, Dsport… để phục vụ các tín đồ túc cầu giáo ở Brazil, Ý, Canada, khu vực Nam Mỹ…
|
Bình luận (0)