Theo danh sách trên (cập nhật đến ngày 28.10.2021) có các viện thuộc Bộ Y tế như: Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Viện Dinh Dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên…
Theo Cục An toàn thực phẩm, các đơn vị có chức năng kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm đã được nâng cao năng lực kiểm nghiệm trong các năm gần đây. Các đơn vị thực hiện kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu; tiếp nhận, soát xét và cấp giấy đăng ký cho các hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu theo lĩnh vực được phân công. Tổ chức kiểm tra lấy mẫu thực phẩm nhập khẩu ở cảng hoặc tại kho của doanh nghiệp tạm giải tỏa hàng. Tổ chức đánh giá chất lượng cho lô hàng thực phẩm nhập khẩu phù hợp các quy định hiện hành. Tổ chức quản lý lưu giữ hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu theo quy định hiện hành. Tiếp nhận các mẫu thuộc quản lý nhà nước như thanh tra, ngộ độc…
Thiết bị phân tích các mẫu thực phẩm, tìm nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm |
Ảnh: L.Hảo |
Theo phân công và năng lực về nhân lực, điều kiện về trang thiết bị, các viện cũng thực hiện tham gia kiểm nghiệm xác định nguyên nhân ngộ độc thực phẩm, thử nghiệm độc tính, thực phẩm, nước, kiểm nghiệm về độc tính cấp... đóng góp cho công tác quản lý về an toàn thực phẩm. Các đơn vị kiểm nghiệm cũng tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực chuyên môn.
Theo quy định hiện hành, sản phẩm thực phẩm phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Kiểm nghiệm thực phẩm là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh và sản xuất thực phẩm.
Bình luận (0)