Quyết định nêu rõ, phân cấp cho UBND các tỉnh Bình Phước, Sơn La, Ninh Bình, Tiền Giang, Cao Bằng và Hòa Bình được làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương và vốn hợp pháp khác đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc.
Theo đó, UBND tỉnh Sơn La được giao đầu tư xây dựng cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Sơn La. Ninh Bình được giao đầu tư dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Hải Phòng. Bình Phước được giao làm cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước.
UBND tỉnh Tiền Giang được giao đầu tư cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1. UBND tỉnh Cao Bằng được giao đầu tư cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư. Tỉnh Hòa Bình được giao mở rộng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
Ngoài ra, Chính phủ cũng giao UBND tỉnh Bình Phước làm cơ quan chủ quản dự án nâng cấp, mở rộng QL14 đoạn Đồng Xoài - Chơn Thành. UBND tỉnh Sơn La làm cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La. Tỉnh Hậu Giang được giao dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ - Hậu Giang (QL61C).
Xem nhanh 12h ngày 3.3: Thời sự toàn cảnh
Chính phủ giao UBND các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Tiền Giang, Ninh Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Vĩnh Long, Hậu Giang, Hòa Bình, Bến Tre, Trà Vinh làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công đối với các dự án.
Cụ thể, Lai Châu được giao dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối TX.Sa Pa (Lào Cai) với H.Tam Đường (Lai Châu). Cà Mau được giao dự án đầu tư xây dựng cầu sông Ông Đốc, tuyến trục Đông - Tây và cầu Gành Hào. Trà Vinh được giao dự án xây dựng cầu Cổ Chiên 2, kết nối Bến Tre với Trà Vinh...
UBND các tỉnh chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu của hồ sơ đề xuất Thủ tướng Chính phủ phân cấp hoặc giao làm cơ quan chủ quản đầu tư các dự án. Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư trước ngày 30.6.2025 đối với các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư.
Bình luận (0)