• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Phong cách

6 điều về móng tiết lộ sức khỏe của bạn

28/11/2016 10:29 GMT+7

Móng tay có thể tiết lộ về mức độ khỏe mạnh của bạn. Đó là lý do tại sao các bác sĩ thường nhìn vào bàn tay của bệnh nhân để đưa ra một vài chẩn đoán.

Bài: Hà Phạm

 

mong-tay

 

1. Móng tay lõm 

Hay còn được gọi là koilonychias, dấu hiệu nhận biết là móng tay sẽ lõm hoặc thụt vào bên trong. Tiến sĩ Dawn cho biết điều này thường là một dấu hiệu của thiếu sắt do thiếu các tế bào máu đỏ. Trong một số trường hợp, nó có thể là một dấu hiệu của bệnh về mạch máu Raynaud hoặc suy tuyến giáp.

Giải pháp: Đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, xét nghiệm máu để xem bạn có bị thiếu sắt hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ kê đơn có viên sắt để giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.

 

2. Móng có lằn gợn ngang sâu

Móng tay lằn gợn ngang có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống của bạn bị thiếu kẽm. Bệnh tật, tổn thương và nhiệt độ lạnh, nếu bạn bị bệnh mạch máu Raynaud, có thể là nguyên nhân hình thành các lằn gợn ở móng tay.

Giải pháp: Chỉ cần bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống hàng ngày là bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh và khắc phục được tình trạng trên.

 

3. Những đốm trắng

Các đốm có màu trắng đục và móng tay cũng trông rất nhợt nhạt. Điều này có thể là dấu hiệu bạn nhiễm trùng nấm móng hoặc do thiếu lưu thông máu đến ngón tay, hay còn được gọi là móng tay của Terry. Móng tay của Terry có thể là một dấu hiệu của một loạt các vấn đề sức khỏe sau đây: Bệnh tiểu đường, gan, thận hoặc suy tim, xơ gan, hóa trị, tuyến giáp hoạt động quá mức, thiếu sắt, suy dinh dưỡng.

Giải pháp: Nếu bị nhiễm nấm, bạn có thể được điều trị bằng thuốc chống nấm, nhưng nếu bạn quan tâm đến móng tay của Terry, nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn.

 

4. Móng tay vàng

Móng tay sẽ có một lớp màu vàng và mỏng ở phía trên. Đó có thể là dấu hiệu bạn bị nhiễm trùng nấm, bệnh vẩy nến móng, bệnh lao, bệnh vàng da, viêm xoang hoặc các vết bẩn của việc hút thuốc. Bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến vàng cả da và móng tay. Sự thay đổi màu sắc có thể được gây ra bởi sự phân hủy glucose và các hiệu ứng trên protein (collagen) trong móng tay. Ngoài ra, móng tay màu vàng cũng có nguyên nhân là do thường xuyên sơn móng tay đen hoặc đậm.

Giải pháp: Hãy chắc chắn rằng móng tay của bạn không bị đổi màu vì sơn móng tay bằng cách ngâm chúng trong nước ấm và chà bằng bàn chải đánh răng. Chanh là một chất tẩy trắng tự nhiên, vì vậy thêm một vài giọt vào chậu nước. Nhiễm nấm có thể được điều trị bằng thuốc chống nấm. Nếu muốn biết cụ thể hơn về tình trạng móng tay phản ánh vấn đề sức khỏe gì, nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chi tiết.

 

5. Móng yếu, dễ gãy hoặc tách

Móng tay giòn sẽ bẻ cong, dễ bị tét hay gãy là dấu hiệu của sự lão hóa hoặc tiếp xúc dài hạn với nước hay các hóa chất, chẳng hạn như sơn móng tay.

Giải pháp: Bạn nên tạm nghỉ sơn móng tay một tuần, dành thời gian cắt, giũa và chỉnh sửa móng lại, chuyên gia Louise Jones, người sáng lập của L Beauty Therapy, gợi ý. Ngoài ra, nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da và móng chứa dầu hạnh nhân, vitamin A, B và E mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc có thể bổ sung biotin (vitamin B7) để tăng cường độ khỏe cho móng tay, đồng thời sử dụng găng tay cao su khi rửa chén hoặc dùng hóa chất để chà nhà vệ sinh. Tuy nhiên, bác sĩ da liễu Philippa Lowe ở phòng khám Cranley cho biết một số chứng bệnh liên quan đến tuyến giáp cũng có thể dẫn đến thay đổi ở móng và khiến móng tay giòn và dễ gãy hơn. Nếu móng tay bị tình trạng trên trong một thời gian dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

 

6. Móng quá dày

Móng tay dày có thể là do nhiễm nấm, hoặc chứng dài cong móng (onychogryphosis), thường gặp ở người cao tuổi hoặc do áp lực trên móng tay trong một thời gian dài.

Tiến sĩ Dawn cho rằng nếu gặp phải triệu chứng này, nên gửi một số mẫu móng tay ra đến phòng thí nghiệm để tìm nấm. Trên thực tế bạn sẽ ngạc nhiên rằng chứng bệnh này khá phổ biến.

Giải pháp: Hãy chắc chắn rằng bạn có một chế độ ăn uống cân bằng và các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung nhiều ofiron có trong rau lá xanh, thịt đỏ, các loại hạt; kẽm có trong sôcôla đen, đậu phộng và B12 có trong trứng và pho mát. Thường xuyên dưỡng ẩm bàn tay, móng tay và lớp biểu bì, đồng thời bổ sung vitamin nếu bác sĩ cho phép. Việc giữ ẩm da và bàn tay có thể làm giảm sự mất nước của móng tay và cải thiện hydrat hóa. Bạn nên chọn kem dưỡng da tay chứa bột yến mạch rất tốt cho da và móng của bạn.

 

Top
Top