• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

6 nét văn hóa của Sài Gòn không phải ai ở lâu cũng biết

10/07/2018 04:09 GMT+7

“Ở Sài Gòn phải cố mà tìm cho được một người Sài Gòn chính gốc rồi ngồi xuống nói chuyện, hỏi han, mới biết được cái hào sảng thực sự mà người ta hay nhắc đến là gì!”.

 

Không chỉ là cái tinh thần “hào sảng”, mà nếu được nói chuyện với một người Sài Gòn gốc, bạn sẽ càng hiểu rõ hơn về những nét văn hóa đặc sắc đã tồn tại từ rất lâu đời được chính người Sài Gòn giữ gìn và trân quý cho đến tận ngày hôm nay.

Đặc biệt, nếu có cơ hội hãy tìm gặp một người Sài Gòn sinh vào những năm 60-70, họ đã sinh ra trong cái bình dị của phố phường và lớn lên trong sự lạc quan, hào sảng không lẫn vào đâu được. Gặp và lắng nghe họ kể về những ký ức tuổi thơ của mình một cách tự hào, bạn sẽ biết được vẻ đẹp thực sự của Sài Gòn là gì.

Những nét văn hóa độc đáo dưới đây không có nhiều người biết, nhưng chắc chắn nếu bạn biết hết cả 6 điều thì một, bạn là người Sài Gòn gốc, hai, bạn là một người yêu Sài Gòn.

 

Cà phê vợt 

 

1

 

2

Cà phê vợt ngày nay chủ yếu dành cho những người Sài Gòn gốc, những người đã gắn bó với thức uống này gần cả cuộc đời mình (ảnh Internet)

 

Đã từng rất phổ biến vào những năm 50 tại Sài Gòn nhưng cho đến nay, cà phê vợt chỉ còn lèo tèo vài quán cũ kỹ nằm tít trong các ngõ ngách. Đúng như cái tên của mình, loại cà phê này được pha bằng chiếc vợt, đun trong siêu nước lúc nào cũng được sôi sùng sục. Thưởng thức ly cà phê vợt sẽ nhận thấy vị thơm, ngon đặc trưng mà các kiểu pha khác không có được.

 

Bùng binh Cây Liễu

 

3

Bùng binh Cây Liễu đã từng là một biểu tượng tự hào của người Sài Gòn (ảnh Internet)

 

Bùng binh Cây Liễu (Bồn Kèn) là bùng binh đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ ngày nay). Vào thời ấy, đây đã chính là con đường "Tây" với những hàng quán sang trọng, phục vụ nhiều loại hình văn nghệ cho người dân Sài Gòn. Năm 2015, đường Nguyễn Huệ được quy hoạch thành phố đi bộ, bùng binh Cây Liễu biến mất nhưng những ký ức về nó trong lòng người Sài Gòn vẫn chẳng thể nào phai nhạt được.

 

Rạp Đại Đồng

 

4

Đại Đồng đã từng là rạp phim oách nhất Sài Thành vào vài chục năm trước

 

Nhắc đến Rạp Đại Đồng, một người Sài Gòn gốc hào hứng kể lại: “Ngày xưa không phải ai cũng được xem phim ở Đại Đồng đâu nghen! Chỉ có nhà ai khá giả mới đủ điều kiện để vào đây xem. Mấy đứa nghèo nghèo muốn vào Đại Đồng xem phải để dành tiền có khi vài tháng mới đủ. Nhưng đúng là tiền nào của nấy, cái cảm giác được ngồi thẳng thớm trên ghế trong rạp Đại Đồng và hướng mắt theo dõi từng thước phim trên ảnh rộng trước mặt sao mà đã lắm.”

 

Cà rá 

 

5

 

Nếu không phải người Sài Gòn gốc, chắc chắn bạn sẽ khó mà biết được ý nghĩa thực sự của từ này. Cà rá là một từ địa phương đặc trưng của Sài Gòn có nghĩa là “cái nhẫn”. Ngày nay, ít ai còn sử dụng từ này để chỉ cái nhẫn nữa mà người ta dùng từ này để chỉ một loại bu lông ốc vít trong xây dựng.

 

Lon ghi gô (Guigoz)

 

6

Sữa lon Guigoz từng một thời làm mưa làm gió tại Sài Gòn (ảnh Internet)

 

Lon ghi gô hay còn gọi là lon gô là một loại sữa hộp của Pháp rất phổ biến ở Sài Gòn từ trước cho đến hết năm 1975. Thời đó loại sữa này không hề rẻ so với các gia đình ở Sài Gòn nhưng lại rất được ưa chuộng. Rất nhiều người gốc Sài Gòn kể lại rằng loại sữa này gắn bó với tuổi thơ họ hệt như viên bi, con cá, cái kẹo. Sau khi uống hết sữa, lon ghi gô được các bà, các mẹ tận dụng để làm ống cắm đũa muỗng hay hộp đựng đồ ăn, lon đong gạo,… Cho đến bây giờ, nhiều gia đình Sài Gòn chính gốc vẫn còn xài lon ghi gô cũ trong đời sống thường ngày.

 

7

Ngày nay, nhiều người vẫn còn dùng vỏ lon gô ghi để làm ống cắm đũa, hộp đựng đồ ăn khô… (ảnh Internet)

 

Điện máy Thiên Hòa

Với nhiều người, Điện máy Thiên Hòa có vẻ là một cái tên khá mờ nhạt trong thời đại công nghệ hiện nay, nhưng với những người Sài Gòn gốc, Thiên Hòa đã từng là trung tâm điện máy lớn nhất Sài Gòn cách đây khoảng 20 năm. Được thành lập từ năm 2001, Điện máy Thiên Hòa nhanh chóng phát triển và trở thành một trung tâm điện máy sầm uất nhất thời bấy giờ. Những người Sài Gòn gốc kể lại khi mới thành lập, Thiên Hòa trong mắt họ chẳng khác nào những trung tâm thương mại lớn như hiện nay, là nơi cung cấp những sản phẩm điện máy tốt nhất, chất lượng nhất.

 

8

 

9

Gần 20 năm qua, Thiên Hòa vẫn chiếm một vị trị đặc biệt trong lòng những người Sài Gòn gốc

 

Đặc biệt, khác với những nét văn hóa đã mai một kể trên, Điện máy Thiên Hòa cho đến ngày nay vẫn đứng vững trong lòng người Sài Gòn. Có thể so với những trung tâm điện máy khác, Thiên Hòa không trẻ trung, sôi động và thời thượng bằng, nhưng người ta sẽ tìm được những phẩm chất khác khi đến đây. Đó là một cái gì đó rất Sài Gòn, rất giản dị, mộc mạc nhưng không kém phần chất lượng. Năm 2018 là cột mốc quan trọng với Thiên Hòa vì thương hiệu này đã trở lại đường đùa với một không khí sôi động, sáng tạo và cởi mở hơn.

Những nét văn hóa của người Sài Gòn gốc có cái đã mai một, có cái vẫn còn giữ vững vị trí của mình, nhưng quan trọng là dù có như thế nào đi nữa nó cũng chứng minh rằng “Sài Gòn đúng là đã ở sẽ yêu, mà yêu sẽ trân quý đến trọn đời”.

 

Top
Top