Mang giày quá cao
Giày cao gót có thể gây ra một loạt các vấn đề, bao gồm gãy xương, mắt cá chân bị bong gân và u dây thần kinh. Giày cao gót trên 6 cm có thể tạo ra áp lực gấp 7 lần lên bàn chân, theo bác sĩ phẫu thuật chân - tiến sĩ Marlene Reid (Anh).
Bà Marlene khuyến cáo phụ nữ chỉ nên mang giày cao gót thấp hơn 7,5 cm và nên mang giày thấp khi nào có thể.
Mang giày sai kích cỡ
Khi đôi giày quá chật, quá hẹp, hoặc quá cao, ngón chân bị uốn cong và gây đau, tiến sĩ Carly Robbins (Mỹ) khuyến cáo nên mang giày đúng kích cỡ và không gây áp lực lên ngón chân.
Không co duỗi bàn chân
Bàn chân nên co duỗi trước khi tập thể dục để giảm bớt các triệu chứng cứng chân sau khi hoạt động thể chất, theo bác sĩ phẫu thuật chân - tiến sĩ Bela Pandit (Mỹ).
Sụt cân
Khi bạn sụt cân, chân sẽ nhỏ lại. Nếu như lúc này bạn vẫn mang đôi giày cũ thì bạn sẽ bị đau chân vì đôi giày này không còn hỗ trợ chân được nữa, bà Pandit giải thích.
Mắc bệnh tiểu đường
Các rối loạn tự miễn dịch có thể dẫn đến các vấn đề lưu thông, đau dây thần kinh, cơ, vấn đề về khớp và nhiễm trùng. Nếu cơn đau chân nặng hơn, bạn hãy kiểm tra lượng đường huyết.
Do công việc
Nếu công việc của bạn đòi hỏi bạn phải đứng nhiều hơn 10 giờ mỗi ngày thì đôi chân của bạn có thể đau nhức và thậm chí sưng chân. Nếu cơn đau nhẹ, bạn có thể lăn một chai nước lạnh hoặc túi nước đá dưới chân khoảng 20 phút để giảm đau, nhưng nếu quá đau thì phải uống thuốc giảm đau. Bạn có thể thực hiện cách này ba hoặc bốn lần một ngày, theo bác sĩ Pandit.
Đang mang thai
Mang thai có thể khiến cơ thể tiết ra kích thích tố làm các dây chằng ở hông thư giãn. Và mặc dù dây chằng thư giãn nhưng lại không tốt cho đôi chân. Do sức nặng của cơ thể càng nặng hơn nên chân có thể đau và sưng hoặc viêm.
Bình luận (0)