Đó là con số mà đại tá Lê Tấn Tảo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đưa ra tại lễ ra mắt chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức sáng 1.4.
Một vụ chế biến chà bông bẩn bị cơ quan chức năng phát hiện - Ảnh: Trung Hiếu |
Lễ ra mắt có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cùng lãnh đạo các Bộ Công an, Công thương, Y tế, NN - PTNT.
“Hiện vẫn chưa kiểm soát được các hóa chất được sử dụng trong việc chế biến thực phẩm như chất tạo nạc salbutmol, chất tạo màu, chất tẩy rửa. Thậm có người biết vẫn ăn, ăn rồi cũng không biết mình có bị bệnh hay không. Người sử dụng thực phẩm phó thác tính mạng mình cho “trời kêu ai nấy dạ”. Nếu có bị ung thư thì cũng có tâm lý đổ lỗi cho di truyền của ông bà để lại”, đại tá Tảo nói.
Ông Lê Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho hay tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang là vấn đề nhức nhối không chỉ của người dân TP mà còn của cả nước. Do đó các cơ quan quản lý và báo chí phải phanh phui việc sản xuất thực phẩm bẩn để người dân biết, tránh xa không sử dụng.
Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương cho hay việc quản lý thực phẩm bẩn không chỉ là vấn đề riêng của bộ ngành, người dân Việt Nam mà còn là hình ảnh của đất nước với quốc tế. Bởi khi hội nhập, một trong những điều kiện là Việt Nam cam kết việc kiểm soát tốt thực phẩm bẩn.
Bình luận (0)