Với dự toán đề án 70.000 tỉ đồng, liệu học sinh có được phát miễn phí SGK? Trong ảnh: Thầy cô trường Tiểu học Phúc Đồng (H.Hương Khê, Hà Tĩnh) phơi SGK sau trận lũ lịch sử tháng 10.2010 - Ảnh: Bạch Dương |
Chương trình, sách giáo khoa (CT, SGK) đang được xây dựng cũng chưa đáp ứng mong đợi của đa số dư luận.
Vẫn tiếp tục một CT, một bộ SGK
Tôi chỉ thấy điểm mới là số tiền tiêu tốn lần này sẽ gấp đôi lần trước!
|
|
GS NGUYỄN XUN HÃN ĐH Quốc gia Hà Nội |
Theo dự thảo, CT mới được xây dựng xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng là phải đạt được các năng lực ấy. Hàng loạt năng lực được Bộ GD-ĐT xác định như: nhận thức, hành động, giải quyết vấn đề, sáng tạo, làm việc nhóm, thích ứng với môi trường…
Tiến trình thực hiện Dự kiến tiến trình về kế hoạch thời gian thực hiện đề án nói trên như sau: Từ tháng 9.2011-3.2013 Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành xây dựng CTGD phổ thông, từ tháng 4 - 9.2013 sẽ thẩm định lần 1, ban hành CT để thử nghiệm. Việc biên soạn SGK sẽ được tiến hành từ tháng 10.2013-6.2015, từ tháng 7.2014-7.2015 sẽ thẩm định lần 1, ban hành SGK để thử nghiệm. Từ tháng 9.2017 sẽ hướng dẫn thực hiện CT, SGK mới. |
Giảm số môn học bắt buộc
Bộ GD-ĐT khẳng định: CT mới sẽ giảm số lượng môn học bắt buộc trong mỗi cấp học, lớp học và tăng các môn tự chọn đáp ứng nhu cầu, năng khiếu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Cấu trúc CT cũng dự kiến đổi mới, đảm bảo tiếp nối từ tất cả các cấp học, bậc học. Đối với GD phổ thông, CT, SGK được xây dựng là một chỉnh thể nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12 với 2 giai đoạn: giáo dục tiểu học và THCS là cấp học phổ cập (ban soạn thảo gọi đây là giai đoạn cơ bản); giáo dục THPT là cấp học nâng cao và định hướng nghề nghiệp (sau cơ bản).
Chỉ có số tiền đầu tư là mới !
Lịch sử làm SGK của Singapore Năm 1965 khi mới độc lập, Singapore phải nhập SGK và chỉ viết sách GD công dân. Đến giai đoạn 1969 - 1970 nước này bắt đầu tự viết SGK và công việc này do Bộ GD đảm nhiệm. Tuy nhiên, sách được viết giai đoạn này vẫn chủ yếu là Giáo dục công dân với 4 thứ tiếng: Hoa, Anh, Mã, Ấn. Đến năm 1979, nước này tiến hành thiết kế SGK mới để giảng dạy theo phương pháp cách tân. Từ năm 1980 đến 1996, Singapore thành lập Viện chuyên viết SGK để cung cấp SGK cho bậc tiểu học và trung học. Từ năm 1997 đến nay, Bộ chỉ tập trung vào khung CT và nội dung CT, còn việc viết SGK được giao cho các nhà xuất bản (hoạt động như những doanh nghiệp) mà Bộ chỉ làm nhiệm vụ phê duyệt. Có lẽ đây cũng là cách Việt Nam nên học để đỡ tốn kém mà lại hiệu quả! TS VŨ THỊ PHƯƠNG ANH Hà Ánh (ghi) |
Đề án khẳng định CT mới sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực của người học. So sánh những nội dung này với mục tiêu đổi mới của 10 năm trước đây không có gì khác. Tại các văn bản về đổi mới chương trình GD phổ thông lần trước (triển khai từ năm 2002 đến nay), Bộ GD-ĐT đã đề cập: “Mục tiêu của việc đổi mới CT và SGK THPT là nâng cao chất lượng GD toàn diện…; đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh...”. Đánh giá về nội dung này, một chuyên gia GD bức xúc: “Việc yêu cầu nâng cao chất lượng GD toàn diện trong lần đổi mới trước đây là đã bao hàm cả việc dạy chữ, dạy người. Còn lần này, Bộ cho rằng CT mới sẽ coi trọng rèn luyện kỹ năng sống… Đây chỉ là việc cụ thể hóa việc dạy toàn diện thôi chứ có gì mới đâu!”.
Ngoài ra, Nghị quyết về Đổi mới chương trình GD phổ thông năm 2000 cũng đã nêu: “CT bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng CT, SGK phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau”. Như vậy, việc ban hành một CT với một chuẩn kiến thức nhưng được vận dụng phù hợp với từng vùng miền đã được triển khai trong CT hiện hành chứ không phải lần này mới được đổi mới.
Còn lại có rất nhiều nội dung mà đề án lần này đưa ra cũng không có gì mới hơn so với lần đổi mới trước đây. Chẳng hạn trước đây Bộ GD-ĐT nêu: “CT tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành”. Còn lần này vẫn với nội dung đó nhưng được diễn đạt bằng cách khác như: “Nội dung các môn học cần cân đối giữa lý thuyết với tăng cường thực hành, gắn với các tình huống đời sống và yêu cầu giải quyết vấn đề...”.
Vì vậy, đánh giá đề án này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội, đã nói: “Nhiều vấn đề cụ thể về hệ thống GD phổ thông vẫn chưa được nghiên cứu làm cơ sở cho đổi mới, do đó nội dung đề án đổi mới chưa có gì mới so với CT, SGK hiện hành”. Còn GS Nguyễn Xuân Hãn - ĐH Quốc gia Hà Nội, thì bức xúc: “Những nội dung đổi mới của đề án chỉ là những nội dung cũ và cũng được làm theo cách cũ nên chắc chắn không thể đổi mới được”. Ông chua xót: “Tôi chỉ thấy điểm mới là số tiền tiêu tốn lần này sẽ gấp đôi lần trước!”.
Tuệ Nguyễn - Vũ Thơ
Bình luận (0)