(TNO) Tuần qua, thế giới dường như hướng cả về Pháp, khi đất nước hình lục lăng này đối mặt với chuỗi sự kiện kinh hoàng, từ thảm sát toà soạn báo trào phúng Charlie Hebdo đến hàng loạt vụ bắt giữ con tin,...
Tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Charlie Hebdo - Ảnh: Reuters
|
1. Nỗ lực tìm kiếm máy bay và thi thể nạn nhân trong thảm họa máy bay Air Asia QZ8501.
Lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đang đưa thi thể nạn nhân Air Asia QZ8501 lên tàu - Ảnh: Reuters
|
Đến nay đã vớt được 48 thi thể nạn nhân và nhận dạng được 25 người. Hộp đen Air Asia QZ8501 đã được tìm thấy và phần đuôi máy bay đã được đưa lên khỏi mặt nước. Bên cạnh đó, Air Asia tuyên bố bồi thường ban đầu cho các nạn nhân QZ8501
2. Giá dầu thế giới xuống dưới 50 USD/thùng khiến Nga và một số nước sản xuất dầu đứng trước thách thức lớn.
Giá dầu thế giới xuống dưới 50 USD/thùng - Ảnh minh hoạ: Reuters
|
3. Pháp đối mặt khủng hoảng an ninh nội bộ:
- Ngày 7.1: Vụ thảm sát tại tòa soạn tờ báo Charlie Hebdo của Pháp làm 12 người thiệt mạng, trong đó có Tổng biên tập và các họa sĩ biếm họa chủ chốt của tờ báo.
Tổng biên tập báo Charlie Hebdo bị thiệt mạng trong vụ thảm sát - Ảnh: Reuters
|
- Ngày 8.1: Hai vụ nổ súng xảy ra ở ngoại ô Paris làm 1 nữ cảnh sát thiệt mạng và 1 người khác bị thương.
- Ngày 9.1: Hai vụ bắt giữ con tin cùng xảy ra khiến 4 người dân thiệt mạng, trong đó có 1 vụ do 2 anh em nghi phạm trong vụ thảm sát tòa soạn Charlie Hebdo thực hiện. 3 tay súng bắt giữ con tin đều đã bị hạ sát.
Cảnh sát được điều đến hiện trường bắt giữ con tin - Ảnh: Reuters
|
- Ngày 11.1: Hàng chục lãnh đạo các nước trên thế giới cùng hơn 1 triệu người Pháp tham gia cuộc tuần hành lớn nhất lịch sử ở thủ đô Paris, để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong những vụ tấn công khủng bố vừa qua.
Trên 1 triệu người tham gia tuần hành ở thủ đô Paris - Ảnh: Reuters
|
4. Bắt đầu luận tội cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck:
Phiên điều trần bà Yingluck bắt đầu ngày 9.1 liên quan đến chương trình trợ giá gạo
Bà Yingluck nói rằng “Tôi đến đây để tìm công lý”, và đợt luận tội là “vô ích và phù phiếm”. Chưa có biểu tình xảy ra và nhiều người dân, đặc biệt ở nông thôn vẫn ủng hộ bà Yingluck.
Bà Yingluck nói rằng “Tôi đến đây để tìm công lý”, và đợt luận tội là “vô ích và phù phiếm”. Chưa có biểu tình xảy ra và nhiều người dân, đặc biệt ở nông thôn vẫn ủng hộ bà Yingluck.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck - Ảnh: Reuters
|
5. Bầu cử Tổng thống Sri Lanka
Cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn ngày 8.1 tại 140.000 điểm bỏ phiếu ở Sri Lanka. Ông Mahinda Rajapaksa thất bại trong việc tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba sau khi thay đổi hiến pháp. Bộ trưởng Y tế Maithripala Sirisena thắng cử, trở thành tân Tổng thống Sri Lanka.
Tân Tổng thống Sri Lanka, ông Maithripala Sirisena - Ảnh: Reuters
|
6. Quốc hội Mỹ khóa 114 bắt đầu làm việc
Đảng Cộng hòa chính thức nắm quyền kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Trong khi đó, thượng nghị sĩ John Boehner cũng tái đắc cử chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ.
Quốc hội Mỹ - Ảnh: Reuters
|
Ngay trong phiên làm việc đầu tiên, Tổng thống Barack Obama và Quốc hội đã mâu thuẫn trong dự luật về dự án đường dẫn dầu Keystone XL.
7. EU chia rẽ trong quan điểm trừng phạt Nga
- Ngày 5.1: Tổng thống Pháp Francois Hollande lên tiếng kêu gọi các nước phương Tây dừng việc đe dọa Nga bằng lệnh trừng phạt.
Tổng thống Francois Hollande kêu gọi dừng trừng phạt Nga - Ảnh: Reuters
|
- Ngày 6.1: Ngoại trưởng Phần Lan Erkki Tuomioja: “Việc áp đặt các lệnh trừng phạt không đơn thuần để “dằn mặt” Nga hay gây thiệt hại lâu dài lên nước này, mà nhằm dọn đường cho sự dàn xếp chính trị trong cuộc xung đột ở Ukraine”.
8. Ebola tiếp tục diễn biến phức tạp
- Tính đến 6.1, có 8.220 người chết vì Ebola và 20.712 ca nhiễm được ghi nhận ở 3 nước Tây Phi.
Ebola tiếp tục diễn biến phức tạp - Ảnh: AFP
|
- Liberia có 3.496 người chết, ở Sierra Leone có 2.943 người chết và có 1.781 người chết vì Ebola ở Guinea.
Bình luận (0)