Đó là câu hỏi nhiều bạn đọc đặt ra với bài viết Mua tàu hơn 7 tỉ, bán giá sắt vụn trên Thanh Niên ngày 6.9.
Quá xót
Cách hạch toán, sử dụng phương tiện kiểu này thì hỏi làm sao đất nước giàu mạnh được? Đọc mà thấy xót cho tiền của, công sức, thuế do nhân dân đóng góp. Khó nhọc lắm người dân mới làm ra đồng tiền để đóng thuế. Vì vậy, những người được nhà nước giao tài sản phải biết tiết kiệm, có trách nhiệm.
Trần Thị Thủy
(thuytranks@yahoo.com)
Sao không đấu giá sớm ?
Cho rằng dây chuyền này lạc hậu không lâu sau khi được bàn giao, vậy sao không thanh lý sớm mà mãi 8 năm sau mới bán đấu giá? Theo thông tin báo chí, do Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 1 - Cục Đường thủy nội địa chuyển sang công ty cổ phần nên phải thanh lý tài sản này. Hóa ra, phải cảm ơn cái sự cổ phần hóa, nhờ vậy mới không bị thất thoát hết tài sản!
Huỳnh Ngọc Hưng
(hungluatgia@yahoo.com)
Truy trách nhiệm
Ai đề nghị chủ trương mua, ai đi mua, hội đồng nghiệm thu gồm những ai? Phải truy ra những người này và buộc họ chịu trách nhiệm. Không thể nói đã về hưu hay chuyển công tác thì không còn trách nhiệm gì với những sai phạm của mình.
Bùi Văn Vĩnh
(vinhbuilongson@yahoo.com)
Nguyễn Hồng Thương
Đỗ Văn Sinh Thanh Đông |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Mua tàu hơn 7 tỉ, bán giá sắt vụn
>> Mua tàu Hoa Sen là để… thử nghiệm
>> Lãng phí công trình cấp nước tiền tỉ
>> Lãng phí cần xem như tham nhũng
Bình luận (0)