Nhưng thực tế, suy tim có nghĩa là tim không hoạt động tốt như bình thường, theo Heart.org.
Cơ thể cần tim bơm máu để cung cấp ô xy và chất dinh dưỡng đến các tế bào.
Khi bị suy tim, tim bị suy yếu không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào, dẫn đến mệt mỏi và khó thở và có người bị ho. Các hoạt động hằng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc mang vác nhẹ có thể trở nên khó khăn.
Suy tim là bệnh nghiêm trọng và thường không có cách chữa trị. Nhưng người bị suy tim vẫn có thể sống vui khỏe nếu dùng thuốc để kiểm soát bệnh và thay đổi lối sống lành mạnh, theo Heart.org.
Cách để ngăn ngừa suy tim là ngăn ngừa và kiểm soát các chứng bệnh gây suy tim, như bệnh mạch vành, huyết áp cao, tiểu đường hoặc béo phì.
Suy tim có thể là mạn tính hoặc cấp tính khi suy tim có thể khởi phát đột ngột.
Triệu chứng suy tim
Theo Mayo Clinic, các triệu chứng suy tim có thể bao gồm:
• Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm xuống
• Mệt và yếu người
• Sưng phù ở chân, mắt cá chân và bàn chân
• Nhịp tim nhanh hoặc không đều
• Giảm khả năng tập thể dục
• Ho dai dẳng hoặc thở khò khè kèm theo đờm trắng hoặc có máu hồng
• Tiểu nhiều vào ban đêm
• Trướng bụng (cổ trướng)
• Tăng cân rất nhanh do giữ nước
• Chán ăn và buồn nôn
• Khó tập trung hoặc giảm sự tỉnh táo
• Khó thở đột ngột, dữ dội và ho ra chất nhầy có bọt, màu hồng
• Đau ngực nếu suy tim do nhồi máu cơ tim
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Cần đi gặp bác sĩ nếu gặp các triệu chứng trên.
Cấp cứu ngay lập tức nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, theo Mayo Clinic.
• Đau ngực
• Ngất xỉu hoặc mệt lả
• Nhịp tim nhanh hoặc không đều kèm theo khó thở, đau ngực hoặc ngất xỉu
• Khó thở đột ngột, dữ dội và ho ra chất nhầy có bọt, màu hồng
Mặc dù những triệu chứng này có thể là do suy tim, nhưng đó cũng là triệu chứng của các bệnh tim và phổi nguy hiểm khác.
Nhưng dù là bệnh gì, đừng chần chờ, hãy cấp cứu ngay lập tức.
Bệnh nhân suy tim, nếu chuyển nặng hoặc xuất hiện triệu chứng lạ hoặc trong vòng vài ngày mà tăng 2 - 3 kg, có nghĩa là suy tim đang chuyển nặng hoặc cách điều trị hiện tại không hiệu quả. Cần đi khám ngay lập tức, theo Heart.org.
Những ai có nguy cơ?
Các yếu tố nguy cơ, bao gồm:
• Huyết áp cao
• Bệnh động mạch vành
• Đau tim, nhồi máu cơ tim
• Bệnh tiểu đường
• Một số loại thuốc chữa bệnh tiểu đường và các bệnh khác
• Chứng ngưng thở lúc ngủ
• Dị tật tim bẩm sinh
• Bệnh hở van tim
• Nhiễm virus
• Uống quá nhiều rượu
• Hút thuốc
• Béo phì
• Nhịp tim không đều
Nếu bị suy tim, có rất nhiều cách giúp kiểm soát tình trạng và ngăn chặn bệnh nặng hơn, theo giáo sư Darrel Francis, chuyên khoa Tim mạch tại Đại học Imperial College London (Anh), theo Heart Matter.
Một số phương pháp điều trị có thể cải thiện và giúp người bệnh sống lâu hơn.
1. Dùng thuốc
Thuốc gồm có thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn beta.
Phải uống đúng loại thuốc do bác sĩ kê đơn.
Nếu gặp tác dụng phụ, hãy báo cho bác sĩ.
2. Hoạt động càng nhiều càng tốt
Cần luôn hoạt động tích cực nhất có thể. Nhiều người nghĩ rằng tim đã yếu thì nên nghỉ ngơi. Nhưng đối với bệnh suy tim, nghỉ ngơi là tự hại mình.
|
Không hoạt động sẽ làm cho phần còn lại của cơ thể mất khả năng phục hồi và suy yếu dần.
Tập thể dục thường xuyên không chỉ làm giảm các triệu chứng của tim mà còn ngăn ngừa và thậm chí tử vong do bệnh tim gây ra.
Khi mệt vẫn nghỉ ngơi, nhưng chính việc tập thể dục mới là điều tốt cho bệnh suy tim.
3. Báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng lạ hoặc chuyển nặng
Hành động càng sớm thì kết quả càng tốt. Phát hiện sớm tràn dịch có thể ngăn ngừa việc nhập viện.
Hiện có nhiều phương pháp điều trị suy tim.
4. Tự cân mỗi ngày, trước khi ăn uống
Ngay cả khi chỉ tăng 0,5 - 1 kg cũng cần phải chú ý, vì đó là chất dịch tích tụ, theo Heart Matter.
Nếu bác sĩ yêu cầu hạn chế uống nước, hãy tuân thủ.
5. Tránh ăn nhiều muối
Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và giữ nước. Đừng nêm muối vào thức ăn và chỉ tiêu thụ những sản phẩm không chứa muối.
Nếu muốn tăng thêm hương vị cho món ăn, có thể thay thế muối bằng nhiều loại thảo mộc và gia vị, theo Heart.org.
Bình luận (0)