Ai dắt dẫn ai ?

25/11/2013 03:00 GMT+7

Tại cuộc cấp cao lần thứ 16 giữa Trung Quốc và EU ở Bắc Kinh (Trung Quốc) có một diễn biến khiến giới quan sát đặt câu hỏi về thực trạng và triển vọng tương lai của cặp quan hệ này.

Ở đó, Trung Quốc chủ động đưa ra kế hoạch hợp tác mới “Lộ trình hợp tác Trung Quốc - EU cho tới năm 2020”. Thủ tướng Lý Khắc Cường đặc biệt nhấn mạnh là nước ông chưa từng có kế hoạch hợp tác bao trùm như thế với bất cứ đối tác nào khác trên thế giới. Chủ tịch Ủy ban EU Jose Manuel Barroso thì ngợi ca nó “vừa có ý nghĩa chiến lược lại vừa cụ thể”. Thiên hạ không thể gạt bỏ ấn tượng là Trung Quốc đã bắt đầu dẫn EU đi theo định hướng do nước này xác định.

Xem ra, trong cặp quan hệ này đang rậm rịch có sự thay vai đổi thế sau đúng 10 năm ở tầm quan hệ đối tác chiến lược, phản ánh vị thế của EU đang suy giảm so với trước. Lý do là Trung Quốc đã tăng cường thế và lực đến mức đủ để tự tin đến như vậy trong quan hệ với EU. Nhưng lý do chính là nội bộ EU khi rất nhiều thành viên của khối đáp ứng chính sách “đánh lẻ và đi đường riêng” của Trung Quốc. Theo đó, nước này vẫn duy trì quan hệ chung với EU nhưng ngày càng coi trọng hơn việc thúc đẩy hợp tác với từng hoặc nhiều thành viên EU. Cho nên mới có tình trạng một số thành viên EU được Trung Quốc dễ dãi hơn cả khối. Một khi yếu thế và mất dần thực lực thì đương nhiên EU khó tránh khỏi nguy cơ từ dẫn dắt trở nên bị dắt dẫn trong quan hệ với Trung Quốc. 

La Phù 

>> Ông Lý Khắc Cường đòi Nhật Bản trả lãnh thổ
>> Ông Lý Khắc Cường trở thành Thủ tướng Trung Quốc
>> Ông Lý Khắc Cường được bầu làm Thủ tướng Trung Quốc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.