Ai là người cứu thị trường chứng khoán Trung Quốc?

03/08/2015 14:46 GMT+7

(TNO) Sau khi chứng khoán lao dốc vào tháng 6 qua, chính phủ Trung Quốc đặt hơn 400 tỉ USD vào tay một cơ quan nhà nước ít được biết đến: Hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc. Đứng đầu hãng này là một học giả, quan chức tên Nie Qingping.

(TNO) Sau khi chứng khoán lao dốc vào tháng 6 qua, chính phủ Trung Quốc đặt hơn 400 tỉ USD vào tay một cơ quan nhà nước ít được biết đến: Hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc. Đứng đầu hãng này là một học giả, quan chức tên Nie Qingping.

Ông Nie Qingping tại một hội thảo ở Vũ Hán (Trung Quốc) - Ảnh: Bloomberg
Theo Bloomberg, nhiệm vụ của cơ quan trên là can thiệp vào thị trường, mua cổ phiếu với số tiền vay mượn từ ngân hàng trung ương và các nguồn khác, nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu. Với những biến động mới nhất xảy ra hôm 27.7, vẫn chưa thể nói chắc rằng cơ quan trên đã thành công trong nhiệm vụ của mình.
Chủ tịch Nie Qingping, 53 tuổi, chưa trả lời phỏng vấn về vai trò cụ thể của ông. Chính quyền Trung Quốc cũng không công bố những gì thuộc quyền quyết định của Nie và Hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc khi nhận chỉ đạo từ cấp trên.
4 tuần trong vị trí mới, theo những gì mà các bài bình luận, sách xuất bản và các cuộc phỏng vấn mô tả, Nie là một giáo sư, giảng dạy tại nhiều đại học và có 25 năm kinh nghiệm theo dõi chứng khoán.
Theo một quan chức, ông Nie đã từng được đào tạo tại Sàn giao dịch chứng khoán London trước khi được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cử đi điều tra vụ việc về chứng khoán ở Thâm Quyến hồi năm 1990. Ông từng là người đứng đầu nhóm thiết kế luật bán khống và tài chính cho giao dịch ký quỹ ở Trung Quốc.
Hồi tháng 3, Nie viết trong một bài báo: “Đợt tăng điểm mới nhất có những đặc điểm của thị trường đi lên”. Bài báo của Nie hòa vào điệp khúc về thị trường chứng khoán của các quan chức và nhà bình luận trên phương tiện truyền thông Đại lục. Khi đó, Nie không quá lo về vai trò của tài chính cho các giao dịch ký quỹ. Ông cũng không đặt nặng e ngại rằng việc mua chứng khoán bằng các khoản tiền vay mượn sẽ tăng quá nhanh.
Bài báo trên ra đời sau khi tài chính cho các giao dịch ký quỹ đã tăng hơn gấp đôi so với 6 tháng trước đó, và chỉ số chứng khoán Thượng Hải thì nhảy vọt 58%.
Hiện tại, ông Nie phải đối mặt với một nhiệm vụ rất nặng nề trong vị trí người đứng đầu cơ quan không bao giờ được ngờ là sẽ trở thành “cứu tinh” của thị trường chứng khoán, theo nhà kinh tế học Liu Yuhui tại Học viện Khoa học Xã hội ở Bắc Kinh (Trung Quốc).
Hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc được thành lập năm 2011 nhằm cung cấp thanh khoản cho các công ty. Vừa qua, tại tầng 15 của một tòa nhà thuộc khu tài chính Bắc Kinh, Nie và 70 nhân viên được phép dùng từ 2.500 đến 3.000 tỉ nhân dân tệ, tương đương 403 đến 483 tỉ USD, để giải cứu thị trường.
“Giải cứu thị trường chắc chắn không phải là nhiệm vụ duy nhất của Hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc khi nó mở cửa”, Fraser Howie, đồng tác giả cuốn sách Red Capitalism về hệ thống tài chính Đại lục nói.
Chi tiết về cách thức Hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc hoạt động, bao nhiêu thanh khoản còn lại và cách thức hãng lựa mua cổ phiếu và các quỹ tương hỗ đều chưa được chính thức công bố.
Khi nói về cứu tinh của thị trường chứng khoán, ông Nie là tâm điểm của sự chú ý. Song giáo sư tài chính He thuộc Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, cho biết: “Mọi thứ ở Trung Quốc không bao giờ phụ thuộc vào một người. Kế hoạch luôn được vạch ra từ những người đứng đầu”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.