Ngoài GPLX giả còn có 3 trường hợp sử dụng giấy chứng nhận đăng ký xe và 1 sổ kiểm định an toàn kỹ thuật - bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Tất cả các trường hợp vi phạm trên sau khi kiểm tra phát hiện đều bị xử phạt hành chính ở mức cao nhất với số tiền phạt 5 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày và tịch thu toàn bộ số GPLX và giấy tờ giả nêu trên để chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.
Trung tá Lê Viết Phương, Phó trưởng Phòng PC67 cho biết, hầu hết tài xế khi bị phát hiện đều khai số GPLX giả này được mua ở TP.HCM với giá từ 3- 5 triệu đồng. Những GPLX giả đều được làm tinh vi giống như thật nên rất khó phát hiện. Không chỉ GPLX mẫu cũ (bằng giấy) được làm giả mà cả mẫu GPLX mới (bằng polymer) cũng được làm giả rất tinh vi. Mục đích của việc sử dụng GPLX giả là để đối phó với lực lượng chức năng khi vi phạm bị tước GPLX, mua bằng để sử dụng cho lợi vì nếu đi học để lấy GPLX sẽ tốn kém nhiều hơn.
Nhiều trường hợp sử dụng GPLX có mặt trước là thật, nhưng mặt sau là giả nhằm để nâng hạng từ GPLX hạng B2 lên FC để lái xe đầu kéo, conterner… Cũng theo trung tá Lê Viết Phương, khi các tài xế không hề tham gia các khóa học lái xe, không nắm vững những kiến thức cơ bản về luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn mà tự học lái qua đồng nghiệp rồi bỏ tiền mua GPLX giả và vô tư cầm vô lăng chạy bạt mạng trên đường, trở thành mối nguy hiểm cho người đi đường.
B.N.L
>> Phá đường dây làm giấy phép lái xe giả
>> Bắt một người buôn bán giấy phép lái xe giả
>> Lâm Đồng: Phát hiện gần 800 giấy phép lái xe giả
Bình luận (0)