Vấn đề chính ở chỗ điều kiện để được cứu trợ, thường là tiết kiệm chi tiêu, thắt lưng buộc bụng, cải cách kinh tế, chấp nhận cắt giảm phúc lợi xã hội.
Chúng tác động trực tiếp đến đời sống người dân các nước bị khủng hoảng. Vì thế, họ bất bình với chính phủ và hậm hực với các nước đặt điều kiện. Có thể thấy tình trạng đó rõ nét nhất qua các cuộc biểu tình, đình công ở Hy Lạp, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha và những hình thức phản đối nhằm vào Thủ tướng Đức Angela Merkel trong chuyến thăm Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Chính phủ Đức được coi là tác giả những điều kiện áp đặt ngặt nghèo nói trên và là nước ủng hộ chúng nhiệt tình và quyết tâm nhất.
Ở đây có câu chuyện về cách tiếp cận “ân và oán” cũng như tác dụng của nó trong EU và đối với các thành viên. Một bên cho rằng vì bên kia mà họ khổ trong khi bên kia lại nghĩ được cứu mà còn lấy oán trả ân. Đằng sau đó là sự phân hóa nội bộ EU, sự phân tầng chia cấp và sự “xa lạ hóa” ngày càng tăng giữa các thành viên. Đối với EU, đó là bước thụt lùi về liên kết và nhất thể hóa mà chưa biết khi nào mới khắc phục được.
Thảo Nguyên
>> Cảnh báo thông tin tuyển lao động đi Bồ Đào Nha
>> Người Bồ Đào Nha có nguy cơ “tuyệt chủng”
>> Cảnh báo lừa tuyển dụng lao động đi Bồ Đào Nha
>> Tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam - Bồ Đào Nha
>> 26 tỉ euro đầu tiên cho Bồ Đào Nha
>> Ngoại trưởng Ấn Độ đọc nhầm diễn văn của Bồ Đào Nha
>> Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha nên tạm bỏ đồng euro
>> Bồ Đào Nha: “con bệnh” mới của EU và IMF
>> Bồ Đào Nha: Cặp đồng tính đầu tiên kết hôn
>> Khủng hoảng nợ lan sang Bồ Đào Nha
>> Thêm Bồ Đào Nha xác nhận có bệnh nhân cúm A/H1N1
Bình luận (0)