(TNO) Bức tranh ăn Tết Tây, Tết ta nếu so về mức độ "tưng bừng" rõ ràng khá tương phản nhau ở các nước và khu vực cho dù tất cả đều đang có một mẫu số chung là kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn ảm đạm.
Có nơi phải thắt lưng buộc bụng đón Tết nhưng cũng tại một số nước cho dù kinh tế khó khăn, thất nghiệp tăng nhưng mọi người vẫn nhất lượt chi tiêu hào phóng cho dịp Năm mới và Tết m lịch.
Chi tiêu như Mỹ
|
Chi tiêu mạnh được xem là mong muốn chính đáng đối với nhiều người dân Mỹ, một quốc gia được tiếng là "chịu chơi".
Hồi Tết Dương lịch vừa rồi, người dân Mỹ vào hầu như không để tâm đến tình trạng nợ công tăng cao trong nước và vẫn mạnh tay mua sắm trong dịp Năm mới 2013.
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương Mại Mỹ, doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 12 đã tăng 0,5% sau khi tăng 0,4% trong tháng 11, Mức tăng này sẽ còn cao hơn nữa nếu tính thêm doanh số bán lẻ của các cây xăng.
Người Mỹ mua sắm nhiều và không tiếc tiền cho năm mới, có lẽ cũng với tâm lý chung là muốn rũ bỏ mọi xui rủi và sẽ đón được nhiều may mắn trong năm 2013.
Đòn tâm lý đón Tết
|
Còn tại châu Á, số tiền người dân Thái Lan bỏ ra trong dịp Tết m lịch năm nay được ước tính sẽ đạt khoảng 1,5 tỉ USD, tăng đến hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất trong vòng 8 năm qua.
Các chuyên gia kinh tế nhận định người dân Thái Lan đang lạc quan với triển vọng kinh tế trong năm 2013, cũng như vui mừng trước việc chính phủ cho tăng mức lương cơ bản.
Ngoài ra, người Thái gốc Hoa tại Thái Lan dự kiến sẽ mua đồ cúng nhân dịp Tết đến với tổng trị giá lên đến khoảng 187 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, Tân Hoa xã cho hay hôm 5.2.
Chắc chắn, cái Tết năm nay của người dân Thái sẽ tưng bừng nhất khi mà những số liệu đưa ra cho thấy đòn bẫy tinh thần "tăng lương cơ bản" đã tác động đáng kể đến đại bộ phận dân chúng.
"Choáng" với Trung Quốc
|
Sang trọng hơn, tại Trung Quốc, nhiều người có xu hướng nghỉ Tết tại Mỹ và các thành phố lớn ở châu u.
Số liệu thống kê từ Viện Du lịch Trung Quốc cho thấy đã có hơn 80 triệu chuyến du lịch nước ngoài của người dân Trung Quốc hồi năm 2012.
Li Zhi, một kỹ sư 31 tuổi ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), cho biết đã trả một khoản tiền lớn để đi du lịch Mỹ cùng cha mẹ.
“Khỏi phải nói, mua sắm ở Mỹ rất đã và cũng là dịp để khoe với bạn bè”, Li cho hay.
Ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế thuộc tập đoàn tài chính lớn thứ hai thế giới Credit Agricole (Pháp), chi nhánh Hồng Kông, nhận định người Trung Quốc sẽ chi mạnh tay hơn trong dịp Tết m lịch 2013.
Kinh tế Trung Quốc hiện đã phục hồi với mức tăng trưởng 7,9% trong ba tháng cuối năm 2012 sau bảy quý liên tiếp tăng chậm.
Doanh số bán lẻ trong tháng 12 cũng đã tăng 15,2% so với một năm trước đây.
“Tôi sẽ tập trung mua thực phẩm và sắm quần áo trong Tết. Sau khi chơi Tết với gia đình chồng tại Bắc Kinh, cả nhà tôi sẽ đi đến tỉnh Sơn Tây để gặp cha mẹ đẻ của tôi. Chúng tôi định sẽ tiêu khoảng từ 8.000 đến 16.000 USD cho Tết năm nay”, cô Pan Li, người đang sống ở Bắc Kinh với chồng và con gái ba tuổi cho biết.
Rõ ràng, dù hoàn cảnh thế nào thì với nhiều quốc gia và nhiều người dân, Tết đến ngoài chuyện truyền thống chào mừng năm mới thì đó còn là một "chất xúc tác" đặc biệt giúp người dân lạc quan hơn và tin tưởng vào tương lai tươi đẹp hơn.
Việc chi tiêu mạnh tay của người dân ở các quốc gia này trong dịp Tết rõ ràng sẽ tạo động lực để các lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng "hốt bạc" và đạt mức tăng trưởng cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế.
Tuy nhiên, vẫn còn đó một bộ phận người dân do suy thoái kinh tế nghiêm trọng đã phải thắt lưng buộc bụng trong dịp Tết.
Buộc bụng để thêm lo
|
Tại châu u, nhiều người Bồ Đào Nhà chọn ở nhà trong dịp nghỉ lễ năm mới 2013 thay vì đi chơi như mọi năm sau khi chính phủ ban hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng hà khắc để giảm nợ công, gồm tăng thuế và cắt giảm lương bổng.
Bồ Đào Nha buộc phải cắt giảm chi tiêu ngân sách để được Liên minh châu u (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho vay tiền.
Suy thoái kinh tế và việc bớt chi tiêu, du hí trong ngày Tết không biết hiệu quả đến đâu nhưng ngay lập tức đã làm ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch Bồ Đào Nha, vốn chiếm đến 1/10 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Rõ ràng, chi tiêu ngày Tết xem chừng cũng ảnh hướng đáng kể và khiến kinh tế "lên xuống" không kém.
Hoàng Uy
>> Tết Việt trong mắt người nước ngoài: Thú vị, kỳ lạ!
>> 27 Tết: Cùng Tây ăn Tết Việt
>> Châu Á rộn ràng chuẩn bị đón Tết Quý Tỵ 2013
>> Ăn bánh chưng đón tết sớm ở Anh
Bình luận (0)