(iHay) Cứ tới tầm trưa, cô Bốn Thu lại nhóm lửa, sơ chế óc heo cùng một số nguyên liệu kèm, cho vô những chén đất nhỏ và chưng trong nồi cách thủy trên bếp lửa than hồng.
Cô Bốn Thu thuộc những lớp người đầu tiên nghĩ ra cách chế biến món óc chưng thập cẩm ở Quy Nhơn
|
Thấm thoắt đã 30 năm, từ ngày cô dọn về sống ở hẻm Hóc Bà Bếp, dưới chân núi Bà Hỏa (P.Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) và mở quán bán óc heo chưng.
Óc heo, óc bò vốn không phải là món ăn xa lạ nhưng lại không phổ biến. Nghĩ tới món óc chưng, mọi người thường hình dung một món ăn có vị nhạt, hơi ngấy, nồng mùi. Mặc dù những ngày còn nhỏ, mỗi đứa trẻ thường được khuyến khích ăn óc heo chưng vì ông bà xưa hay bảo “ăn gì bổ nấy”, nhưng món ăn này lại thường được ăn cho có lệ, không thích thú và được chế biến với cách đơn giản như nấu cháo, nấu kèm với canh.
Óc heo, óc bò vốn không phải là món ăn xa lạ nhưng lại không phổ biến. Nghĩ tới món óc chưng, mọi người thường hình dung một món ăn có vị nhạt, hơi ngấy, nồng mùi. Mặc dù những ngày còn nhỏ, mỗi đứa trẻ thường được khuyến khích ăn óc heo chưng vì ông bà xưa hay bảo “ăn gì bổ nấy”, nhưng món ăn này lại thường được ăn cho có lệ, không thích thú và được chế biến với cách đơn giản như nấu cháo, nấu kèm với canh.
Vậy mà, cô Bốn Thu lại sống bằng nghề bán óc heo chưng với bí quyết chưng không giống ai. Ngoài ra, quán cô Bốn Thu không chỉ có mỗi óc heo mà còn óc bò. Nguyên liệu trong một chén óc chưng có cả đậu phụng, bao tử, nấm mèo, hành tím, ớt trái, gia vị. Gia vị và nguyên liệu được thái nhỏ vừa ăn, đem chưng cách thủy trong một nồi nước to với lửa than hồng. Khi dọn cho thực khách, chén óc còn nóng hổi, ăn với bánh tráng nướng, rau răm, muối tiêu chanh. Nhờ kết hợp nhiều gia vị cùng nguyên liệu đã thái nhỏ nên món óc chưng ở đây không bị ngấy mà lại rất dễ ăn, đậm đà.
|
Óc heo, óc bò chưng trong chén sứ, ăn kèm với bánh tráng nướng, rau răm, muối tiêu chanh.
|
Người ăn óc chưng thường dùng bánh tráng múc thức ăn thay cho muỗng. Bánh tráng chín kết hợp với nước chưng óc đậm vị, thêm vài miếng nhân, kèm rau răm hăng hăng khiến thực khách phải hít hà nhưng lại không thể ngừng ăn.
Mặc dù tới khoảng 3 giờ chiều quán mới mở bán, nhưng để có những chén óc ngon, cô Bốn Thu phải dậy từ sáng sớm để sơ chế nguyên liệu, nướng bánh tráng. Khi được hỏi về cảm xúc với nghề, cô tự hào bảo: “Cô là những người đầu tiên sáng chế ra món này ở Quy Nhơn, sau này người ta ăn thấy ngon nên về bắt chước kinh doanh. Ngày mới bán, chén óc heo này có giá 5.00 đồng, bây giờ đã bán 10.000 đồng, sản phẩm của mình càng ngày càng được tăng giá, mình lại càng phấn khởi nấu ngon để đền ơn khách chứ”.
Những chiếc bánh tráng dày Bình Định được nướng trên lửa than hồng để phục vụ thực khách ăn kèm với óc heo chưng.
|
Bình luận (0)