Các nghiên cứu cho thấy nhiều tinh chất trong tỏi có tác dụng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, bảo tồn các chất kháng ôxy hóa giúp cơ thể giải cảm nhanh chóng.
Hàng ngàn năm nay, công dụng của tỏi không chỉ dừng lại ở chuyện bếp núc mà còn có tác động lớn trong việc phòng và chữa bệnh. Dưới đây là một số lợi ích mà tỏi đem lại cho sức khỏe:
- Giảm thiểu tần suất nguy cơ ung thư: Theo một nghiên cứu tại Úc, tỏi có tác động đáng kể trong việc giảm thiểu tần suất các nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Nghiên cứu thực hiện trên người, động vật và trong ống nghiệm đều cho thấy tỏi làm suy yếu những hợp chất tạo ung thư cũng như kéo chậm tốc độ tăng trưởng của các tế bào ung thư, giảm kích thước của bướu tới 50%.
Những loại ung thư “khắc tinh” của tỏi là ung thư vú, thực quản, dạ dày, ruột, tiền liệt tuyến, bàng quang. Riêng ung thư vú thì tỏi thể hiện tác dụng rõ rệt trong việc ngăn chặn các tác nhân sinh ung thư tấn công các tế bào nhũ hoa. Những thành phần sáng giá trong tỏi giúp kháng ung thư bao gồm diallye disulphide và sallystein, chỉ lộ diện khi tỏi bị băm nhuyễn, giã nát. Ngoài ra, trong tỏi cũng có một hợp chất kháng ung bướu.
|
- Hạ cholesterol xấu: Tỏi làm hạ mức cholesterol xấu đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt để dọn sạch những mảng vữa bám vào thành mạch máu. Chỉ cần nhai 2 tép tỏi mỗi ngày sẽ hạ lượng cholesterol tới 9%. Ngoài ra, tuổi tác, thiếu dinh dưỡng, khói thuốc sẽ làm tổn hại các động mạch chủ, gây ra sự xơ cứng. Ăn tỏi thường xuyên sẽ làm chậm tiến trình lão hóa của các động mạch chủ (những mạch máu của tim giúp duy trì huyết áp và lưu lượng máu khi tim đập) cũng như giúp chúng hoạt bát, dẻo dai và linh động hơn.
Ăn sống hay nấu chín đều tốt Trong trường hợp ăn sống hay nấu chín thì tỏi vẫn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Mặc dù các hợp chất sulphur trong tỏi sẽ bị hủy khi nấu ở nhiệt độ cao nhưng lúc nấu nướng, một số hợp chất cũng sẽ chuyển sang cấu trúc hóa học khác có lợi cho sức khỏe. Để hưởng lợi tối đa từ tỏi, chúng ta cũng nên bỏ công một chút bằng cách đâm hoặc bằm nhuyễn tỏi khi chế biến thức ăn. |
- Kháng khuẩn, nấm và virus: Giới khoa học đã phát hiện đặc tính kháng khuẩn của tỏi từ năm 1858, khi khám phá rằng tế bào vi khuẩn sẽ chết nếu được thấm tỏi. Trong suốt chiến tranh thế giới thứ II, các bác sĩ Anh cũng dùng tỏi như một chất kháng sinh để điều trị vết thương cho binh sĩ. Albert Schweitzer, nhà triết học kiêm bác sĩ người Đức, đã dùng tỏi để trị bệnh sốt phát ban và bệnh tả. Không những có tính kháng khuẩn, tỏi còn kháng nấm và virus khá hiệu quả.
- Tăng sự ham muốn tình dục: Tỏi là “cộng sự” đắc lực cho những người bị nhược dương. Thuyết nhà Phật không cho ăn tỏi vì một truyền thuyết nào đó thì nay đã được các nhà khoa học giải thích rằng ăn tỏi sẽ làm tăng sự ham muốn tình dục. Theo các nhà khoa học, muốn có sự cương cứng thì phải cần đến một loại men gọi là nitric oxide synthase, thường có nhiều trong tỏi.
- Giảm nguy cơ tiền sản giật: Các bác sĩ tại Anh khẳng định tỏi giúp giảm thiểu những nguy cơ trong thai kỳ như tiền sản giật (vốn có liên hệ với chứng cao huyết áp).
Theo Người Lao Động
Bình luận (0)