Ấn tượng khoảnh khắc một ngôi sao nổ tung
(Tin Nóng) Lần đầu tiên, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA (Mỹ) đã ghi được những hình ảnh của sóng xung kích mãnh liệt tỏa ra từ một ngôi sao đang giẫy chết.
Tự động phát
(Tin Nóng) Lần đầu tiên, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA (Mỹ) đã ghi được những hình ảnh của sóng xung kích mãnh liệt tỏa ra từ một ngôi sao đang giẫy chết.
|
Dữ liệu thu thập được từ kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), và hiện vẫn tiếp tục được phân tích, đã cho thấy hai vụ nổ sao băng vào năm 2011.
Trong khi ngôi sao đầu tiên không tạo ra cú sốc nào; ngôi sao thứ hai, được đặt tên KSN 2011d, đã làm rung chuyển không gian khi tống ra vụ nổ chấn động, có thể là do nó được bao phủ bởi đám mây khí.
Ngôi sao trên, nằm cách trái đất khoảng 1,2 tỉ năm ánh sáng, sáng gấp 20.000 lần và lớn gấp 500 lần mặt trời của chúng ta, theo Reuters.
Clip ghi lại thời điểm “lò lửa nội tại” của ngôi sao đã không thể nào tiếp tục duy trì phản ứng nhiệt hạch bên trong lõi của ngôi sao và sụp đổ dưới tác dụng của trọng lực.
Một đợt sóng xung kích đã cuộn lên từ phía trong ra bên ngoài và mất 20 phút để chạm đến bề mặt của ngôi sao, trước khi vụ nổ cuối cùng diễn ra.
Các chuyên gia NASA đánh giá họ đã hết sức may mắn khi thu được hình ảnh từ KSN 2011d, vì kính viễn vọng không gian Kepler được lập trình để bắt ánh sáng với tần suất 30 phút/lần, trong khi quá trình sóng xung kích hình thành ở ngôi sao trên chỉ diễn ra trong 20 phút.
Sau đây là clip:
|
Bình luận (0)